Phát hiện thêm một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống giống Trái Đất

Cẩm Mai |

Các nhà thiên văn trường ĐH San Francisco (Mỹ) đã phát hiện một hành tinh, cách Trái Đất 14 năm ánh sáng, tồn tại những điều kiện cho sự sống.

Nơi nghi ngờ có sự sống được gọi tên là Wolf 1061c, cách Trái Đất 14 năm ánh sáng, nằm trong vùng đất sống của hệ thống sao.

Wolf 1061 là ngôi sao có khối lượng bằng khoảng 1/4 Mặt Trời. Nhiệt độ bề mặt khoảng 3.100 độ C, hơn 1/2 so với nhiệt độ Mặt Trời. Bề mặt hành tinh mới được phát hiện toàn là đất đá.

Các nhà khoa học cho rằng hệ thống sao có sự sống gồm ít nhất 3 hành tinh. Để hiểu rõ hơn, họ đã tính toán các hành tinh và vòng quay quỹ đạo của chúng.

Phát hiện thêm một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống giống Trái Đất - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Hành tinh gần nhất quay quanh ngôi sao theo chu kỳ 5 ngày và có khối lượng gấp 1,4 lần so với Trái Đất. Wolf 1061c nằm ở giữa có khối lượng gấp 4,3 lần Trái Đất và quay quanh quỹ đạo mất 18 ngày. Hành tinh thứ ba nặng gấp 5,2 lần trọng lượng Trái Đất, quay quanh quỹ đạo mất 67 ngày.

Wolf 1061c nằm trong rìa vùng sự sống, có nghĩa là tồn tại nhiệt độ rất cao, nên bị mắc trong khí quyển tạo ra hiệu ứng nhà kính độc hại y như với Trái Đất.

Nhà thiên văn Stephen Kane thuộc trường ĐH San Francisco nhận định rằng: Hệ thống Wolf 1061 rất quan trọng vì nó nằm gần, mở ra cơ hội để theo đuổi những nghiên cứu xem hành tinh đó có sự sống hay không.

Các chuyên gia cho rằng: Wolf 1061c có quỹ đạo nằm trong " Vùng Goldilocks" – vùng có thể có nước lỏng và thậm chí là tồn tại sự sống.

Wolf 1061c là ngôi sao cách xa với ngôi sao chủ của nó, có thể rất lạnh liện tục và có nước đóng băng.

Phát hiện thêm một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống giống Trái Đất - Ảnh 2.

Vòng tròn thứ 2 là quỹ đạo quay của Wolf 1061c. Màu xanh lá cây biểu diễn vùng có sự sống.

Theo Stephen Kane, sau này sao Hỏa chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó nằm gần ngôi sao Wolf 1061c. Có thể nó sẽ rất nóng.

Thực ra hiệu ứng nhà kính xảy ra khi nhiệt lượng mắc trong khí quyển. Nhiều chuyên gia cho rằng sao Kim cũng bị như vậy, duy trì đại dương là nhiệt lượng bốc hơi trong hơi nước.

Khoảng cách từ Wolf 1061c đến sao chủ của nó chỉ bằng 10% khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.

Nếu xét trên hệ quy chiếu hệ Mặt Trời thì khoảng cách này sẽ làm bề mặt ngôi sao Wolf 1061c nóng hơn cả Sao Thủy.

Thật may mắn, ngôi sao Wolf 1061 không nóng như Mặt Trời nên các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết nó đủ điều kiện để duy trì sự sống.

Sắp tới, họ sẽ phóng kính viễn vọng mới giống như James Webb Space, kế tục kính viễn vọng vũ trụ Hubble để theo dõi các thành phần trong khí quyển và xem bề mặt ngôi sao Wolf 1061 thế nào.

Nguồn: Ancient Code, Phys.org

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại