"Kẻ tham ăn" bậc nhất vũ trụ, chỉ đứng sau các hố đen

Hoa Hướng Dương |

Ngôi sao này "ăn" hết các hành tinh xung quanh và cả sao chổi bay ngang qua.

Nếu có một cấu trúc kỳ lạ nhất trong vũ trụ từng được khám phá thì không thể không nhắc tới ngôi sao Tabby (KIC 8462852), một ngôi sao từng được cho là có cấu trúc do người ngoài hành tinh tạo nên vì sự bất thường không thể lý giải.

Cấu trúc dị thường bị gán với người ngoài hành tinh

Kẻ tham ăn bậc nhất vũ trụ, chỉ đứng sau các hố đen - Ảnh 1.

Ngôi sao bất thường Tabby. Ảnh Internet.

Cách chúng ta 1,480 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Nga (constellation Cygnus)

Liên tục thay đổi ánh sáng, thậm chí ánh sáng bị mờ dần liên tục (22% so với 1% của các ngôi sao thông thường) và đột ngột trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1989.

Các giả thuyết đưa ra để lý giải hiện tượng này đều không thể khiến giới khoa học nhất trí và trở thành đề tài bàn tán xôn xao trong giới chuyên môn.

Giả thuyết về cấu trúc do chính người ngoài hành tinh xây dựng nên xung quanh ngôi sao nhằm sử dụng năng lượng của nó được nhiều nhà thiên văn đưa ra như một cách lý giải cho các hiện tượng bất thường của KIC 8462852.

Giả thuyết mới về ngôi sao Tabby

Kẻ tham ăn bậc nhất vũ trụ, chỉ đứng sau các hố đen - Ảnh 2.

Ngôi sao này liên tục hút các vật thể về phía mình. Ảnh Internet.

Việc ngôi sao Tabby liên tục hút các sao chổi (mà trước kia có giả thuyết là các UFO bay quanh nó) hay tia laser nhiệt về phía mình, nó tỏ ra hoạt động vô cùng tích cực.

Lực hấp dẫn, sóng từ trường của ngôi sao Tabby vô cùng mạnh với đường kính 60 km. Đủ để bất cứ vật thể nào đi ngang qua cũng bị hút vào. Hơn nữa ngôi sao này còn "chu du" trong vũ trụ chứ không cố định một chỗ.

Các nhà khoa học cho rằng:

"KIC 8462852 có một sức hút kỳ lạ nào đó, hoặc nó đang có một cái gì đó mà đám sao chổi và luồng tia laser cần đạt được, hoặc cũng có thể, đây là lần hỗ trợ mới cho một cuộc hạ sinh ngôi sao khác sắp ra đời?" .

Nghiên cứu mới trên tạp chí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society của nhà thiên văn làm việc tại Đại học Columbia và California (Mỹ) cho thấy sự bất thường này tới từ việc "ăn" các hành tinh và vật thể xung quanh nó.

Kẻ tham ăn bậc nhất vũ trụ, chỉ đứng sau các hố đen - Ảnh 3.

Ánh sáng không liên tục có thể do các mảnh vỡ của các hành tinh khác. Ảnh Internet.

Ngôi sao này tỏ ra khá "tham ăn" chẳng khác nào các lỗ đen mặc dù lực hấp dẫn của chúng tạo nên vẫn kém hơn rất nhiều.

Chính các tàn dư do các hành tinh tạo nên (đám mây mảnh vỡ - clouds of debris) đã che lấp sánh sáng của ngôi sao và khiến chu kỳ sáng thay đổi bất thường như vậy!

Mặc dù giả thuyết tỏ ra hợp lý nhất tới thời điểm nhất vẫn chưa được chứng minh, thế nhưng các nhà khoa học tin rằng đây chính là nguyên nhân của chu kỳ sáng bất thường của ngôi sao Tabby.

Tham khảo: Sciencefocus

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại