Khi công nhân đào bới xây dựng mở rộng nhà máy điện địa nhiệt ở Ngawha, trên đảo Bắc của New Zealand, đã phát hiện ra một thân cây thông Kauri cổ thụ nằm sâu dưới đất 7,92m, có đường kính 2,44m và dài 19,81m.
Thân cây thông kauri cổ thụ đã chứng kiến từ trường Trái Đất đảo ngược.
Phép thử carbon cho biết nó đã tồn tại trong 1.500 năm, ở thời cách đây từ 41.000 đến 42.500 năm. Chuyên gia của trường Đại học Waikato ở New Zealand cho biết nó là cây thông Kauri và là cây duy nhất trên hành tinh được phát hiện đã chứng kiến từ trường Trái Đất đảo ngược.
Cây tồn tại qua thời điểm từ trường Trái Đất gần như đảo ngược cách đây 42.000 năm. Cực bắc và cực Nam từ trường di chuyển đảo ngược lại hoàn toàn.
Sơ đồ biểu diễn từ trường Trái Đất với cực bắc và nam (nguồn ảnh: internet).
Sắt trong lõi Trái Đất làm hình thành từ trường. Khi sắt di chuyển xung quanh, nó tạo ra dòng điện trong không gian bao quanh. Từ trường như rào cản bảo vệ Trái Đất tránh gió Mặt Trời - là luồng hạt tích điện từ Mặt Trời có thể lấy đi tầng ozone nếu nó tác động đến bầu khí quyển.
Khi từ trường đảo ngược, sẽ trở nên yếu hơn, dẫn đến bức xạ Mặt Trời đi qua khí quyển nhiều hơn. Trước đây, các nhà khoa học đã từng nghĩ đến sự kiện sinh vật bị tuyệt chủng do từ trường đảo ngược.
Lần đầu tiên giới khoa học phát hiện ra cây cổ thụ từng sống qua thời điểm từ trường Trái Đất bị đảo ngược. Mặt khác, các chuyên gia về cổ sinh vật và biến đổi khí hậu đang phân tích mẫu vật từ cây để tìm hiểu về sự kiện cây đã trải qua.
Từ trường Trái Đất bị đảo ngược theo các khoảng thời gian ngẫu nhiên. Trong 20 triệu năm qua, từ trường gần như ổn định. Nhưng theo NASA, cứ 200.000 đến 300.000 năm, từ trường lại bị đảo ngược một lần. Lần đảo ngược gần đây nhất xảy ra cách đây khoảng 780.000 năm.
Nguồn bài và ảnh: Newsweek