Cuộc đời cô độc của tướng cướp hào hoa, si tình

Trang Anh |

Với vẻ ngoài gầy nhỏ và thư sinh, nhiều cô gái đã ngã vào lòng Điền Khắc Kim. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn là "tướng cướp cô đơn" khi chết tại trại giam.

Tuổi thơ và mối tình lặng câm với cô hàng xóm

Khoảng trước 1975, những cái tên như Đại "cathay", Bạch Hải Đường, Tín Mã Nàm khiến người dân lúc bấy giờ chỉ nghe cũng...sợ bởi sự táo tợn và hung bạo của các băng nhóm giang hồ này.

Thời gian này có một tên cướp với cái tên Điền Khắc Kim, tuy không lập thành băng nhóm mà chỉ gây án một mình nhưng cũng nổi tiếng bởi sự xuất hiện và biến mất bí ẩn.

Điền Khắc Kim tên thật là Lê Văn Minh (thường gọi Minh "con", SN 1947, ngụ khu Chuồng Bò, Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, TP HCM) trong một gia đình nghèo, bố mất sớm.

Sinh ra và lớn lên ở khi xóm nghèo, vất vả và thiếu thốn nên Minh "con" gầy gò như cái tên bọn trẻ trong xóm đặt cho. Nhưng Minh "con" lại được cái vẻ ngoài hiền lành, khá thư sinh dù gã còn chưa học hết trung học đệ nhất cấp (cấp 2).

Tuổi thơ của đứa trẻ gầy gò này là những tháng ngày phụ mẹ bán bánh mì, những trận đòn roi của bà mỗi khi Minh mắc lỗi gì đó.

Sau những trận đòn roi lại bắt gặp cặp mắt đen tròn của Bé Năm (tên thật là Nguyễn Thị Diễm, SN 1948), cô bé hàng xóm nhìn sang đã khiến nỗi đau của gã như giảm đi bội phần. Cũng chính vì thế mà Minh thầm thương trộm nhớ cô bé xinh đẹp lúc nào không hay.

Cũng sống cơ cực, nên Bé Năm và Minh “con” càng ngày càng thân nhau, cùng chơi đùa, nghịch ngợm và cùng lớn lên.

Chân dung tên tội phạm cô độc Điền Khắc Kim được gia đình phác họa lại. Nguồn NĐT

Chân dung tên tội phạm cô độc Điền Khắc Kim được gia đình phác họa lại. Nguồn NĐT

Mối tình đầu của Minh "con" đến nhẹ nhàng như thế, những tưởng nó sẽ đơm hoa kết trái để có một cái kết như cổ tích nhưng cuộc đời gã không đẹp như vậy.

Nỗi đau đầu đời mà thanh niên này gặp phải là "người trong mộng" của mình trở thành gái quán bar với một cái tên rất sang trọng, Helen Diễm rồi cặp kè với những tên lính Mỹ to con gấp đôi khi Minh "con" còn chưa kịp thổ lộ tình cảm.

Đến cuối năm 1967, tròn 20 tuổi, Minh mua pháo mang đến chỗ Helen Diễm làm rồi châm lửa đốt khiến quán bar nhộn nhạo, nhiều người bỏ chạy tán loạn, chỉ riêng "người trong mộng" là đứng yên trước cách bày tỏ tình cảm của gã bạn thủa thơ ấu.

Sau màn thổ lộ tình cảm đặc biệt đó, Minh "con" bỏ nhà ra đi, bước chân vào giới "giang hồ" ở khu chợ quận 1.

Nỗi đau khủng khiếp nhất trong cuộc đời của Minh "con" có lẽ là lúc nghe tin Bé Năm, người con gái xinh đẹp mình thầm yêu bị cưỡng bức rồi chết thảm.

Mối tình đầu với cái kết bi thảm đã khiến Minh "con" thay đổi hoàn toàn, hắn tìm mua khẩu súng Colt 45 giắt bụng rồi lặng lẽ đi vào bóng tối.

"Tướng cướp cô đơn" và cái chết cô độc

Sau cái chết thảm của "người trong mộng", Minh "con" đã gây ra hàng loạt các vụ trộm, cướp, đột nhập các gia đình Mỹ tại Sài Gòn để trộm tài sản rồi cưỡng bức các bà "me Tây".

Cái tên Điền Khắc Kim gắn với hắn khá bất ngờ. Trong một lần đột nhập trộm tài sản của một gia đình vào cuối năm 1969, hắn đã không cưỡng bức bà chủ nhà như báo chí đã đăng nên người đẹp cảm kích buột miệng hỏi: "Anh tên gì?"

Hắn cũng vì...sĩ diện mà buột miệng bịa ra cái tên từng đọc đâu đó trong truyện kiếm hiệp Tàu: "Điền Khắc Kim" rồi cái tên đó đã theo Minh "con" suốt cuộc đời.

Những vụ vượt ngục kinh điển và cái chết của Điền Khắc Kim

Lực lượng cảnh sát Sài gòn từng đau đầu vây bắt "tướng cướp cô đơn" Điền Khắc Kim

Khác với các đại ca lừng lẫy khác quy tụ nhiều đàn em, lập thành băng nhóm khuynh đảo các địa bàn, Kim chỉ đơn thương độc mã nhưng lại nổi tiếng với những phi vụ xuất quỷ nhập thần. Sau mỗi vụ trộm, cướp, gã đều để lại mảnh giấy viết 3 chữ “ĐKK”.

Chính vì không có đàn em dưới trướng, lại chẳng có những màn đâm chém tạo uy nên giang hồ gọi Minh "con" - Điền Khắc Kim là "tướng cướp cô đơn".

Tướng cướp Điền Khắc Kim khi gây án rất lạnh lùng nhưng hắn được biết đến là kẻ trăng hoa. Điền Khắc Kim yêu nhiều phụ nữ và một khi yêu là rất si tình. Với phụ nữ, hắn được gọi là tướng cướp hào hoa, ga lăng và lãng mạn.

Mặc dù luôn trong tình trạng bị cảnh sát truy tìm gắt gao nhưng Điền Khắc Kim vẫn vướng "lưới tình" biết bao cô gái. Tuy nhiên có 2 bà vợ là hắn qua lại lâu nhất và 2 người phụ nữ này đã sinh cho hắn 7 đứa con.

Đầu tiên là một phụ nữ hiền lành, bình thường ở đường Tôn Đản, quận 4 mà Minh "con" lấy năm 1968. Nhưng đến khi vợ sinh con đầu lòng hắn đã chẳng đoái hoài. Tiền bạc cướp được, hắn chỉ ăn chơi, đập phá chứ không giúp gì được vợ con.

Báo chí Sài Gòn từng xôn xao về một tên giang hồ chỉ cướp của và hiếp vợ của những sĩ quan Mỹ.

Cái tên của tên cướp này từng trên trang nhất của nhiều số báo (Ảnh: PL TPHCM)

Đến năm 1969, trong một lần trốn sự truy lùng của cảnh sát, hắn tình cờ gặp một phụ nữ khá ưa nhìn bán sương sâm, tên Phạm Thị Dung.

Chỉ sau 2 lần nói chuyện trong một tuần, với vẻ ngoài thư sinh, công tử, đôi mắt sáng hút hồn cùng những lời nói ngọt ngào của hắn, người phụ nữ này đã ngã ngay vào lòng mà không hề biết hắn chính là tên giang hồ Điền Khắc Kim.

Có với nhau đứa con, chị Dung mới phát hiện ra chồng mình đã có vợ con nhưng vì "sự đã rồi" nên người phụ nữ này đành nhắm mắt cho qua.

Cuối năm đó, Điền Khắc Kim bỏ nhà đi biệt suốt nhiều tháng cũng là lúc người vợ hai này phát hiện ra thân phận thật của chồng chính là tên cướp vẫn được báo chí nhắc đến nhiều.

Cứ mỗi lần bị các cảnh sát săn bắt cướp truy quét là một lần hắn lại làm đủ mọi trò để vượt ngục ra bên ngoài gây án rồi lại bị bắt giam đến nỗi vợ con không buồn đi thăm.

Tháng 4/1985, khi chị Dung dẫn 3 đứa con, đứa lớn 15 tuổi, đứa nhỏ mới lên 3 vào trại giam thăm nuôi, Điền Khắc Kim đã ngượng ngùng cúi mặt.

Điền Khắc Kim có vẻ ngoài thư sinh, điển trai chứ không hề hầm hố như những tướng cướp khác.

Ảnh tư liệu (Nguồn: CA TPHCM)

Tháng 11/1985, Điền Khắc Kim bị bắt về trại giam Chí Hòa về hành vi “cướp tài sản có vũ trang”. Vẫn nung nấu ý định vượt ngục nhưng lần này bệnh lao phổi, vết thương tái phát khiến hắn gầy mòn, ốm yếu.

Những tháng ngày cuối đời trong trại giam Chí Hòa, anh em, người thân của hắn cũng không hề đoái hoài. Hai người vợ Minh "con" nghe nói sau khi chồng đi tù cũng đã bán nhà rồi dắt díu 7 đứa con chuyển đi đâu không ai hay biết.

Đến ngày 27/11/1986, do sức khỏe suy kiệt, "tướng cướp cô độc" đã chết tại trại giam mà không có người thân đến nhận xác nên được hỏa tàng tại quận Bình Tân, kết thúc một cuộc đời cô độc.

-------

Xem thêm:

Cựu đội trưởng săn bắt cướp và cuộc gặp định mệnh với một "gái bán hoa"

Hằng "người nhện" đã bị bắt giữa đường phố Sài Gòn như thế nào?

Đội săn bắt cướp và cuộc đấu súng sinh tử giữa Sài Gòn

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại