Oloya Moses đến châu Âu vì bóng đá Việt Nam kém Thái Lan

Khánh Sơn |

Lần đầu tiên trong lịch sử V-League một ngoại binh được “đào tạo” tại Việt Nam lại được một CLB nước ngoài mua với giá kỷ lục.

"Tôi đã ở rất gần nước Nga"

- Chào Oloya Moses, anh có thể xác nhận mình đã chuyển đến Nga chơi bóng chứ?

- Đúng, tôi sẽ chuyển đến Kuban Krasnodar tại giải Nga để chơi bóng. Mọi thủ tục đang được người đại diện của tôi hoàn tất, có lẽ việc còn lại là vấn đề thời gian.

- Rất nhiều người đang muốn biết lý do, tại sao anh lại rời Việt Nam?

- Tôi đã chơi bóng ở đây gần 6 năm rồi. Tôi cần một sự thử thách mới. Tôi muốn đến Nga và sau đó nếu có cơ hội sẽ đến chơi bóng tại châu Âu.

- Nhưng B.Bình Dương đãi ngộ cho anh rất cao?

- Đúng vậy, mọi thứ ở B.Bình Dương đều rất tuyệt vời. Tôi đã có hai chức vô địch V-League năm 2014 và 2015, được chơi tại AFC Champions League. Nhưng tôi đã 24 tuổi, anh biết đấy, tôi muốn tìm kiếm một môi trường mới để biết mình ở đâu.

Oloya Moses đến châu Âu vì bóng đá Việt Nam kém Thái Lan - Ảnh 1.

Oloya Moses trong màu áo B.Bình Dương.

Tôi ra đi không vì tiền. À không, tiền không phải là tất cả mới đúng. Quan trọng là cơ hội để tôi khẳng định trình độ chơi bóng của mình.

Oloya Moses sinh năm 1992 tại Uganda. Tiền vệ này đến Việt Nam năm 2010, sau đó đầu quân cho CLB Xuân Thành Sài Gòn ở mùa giải 2011. Khi đội bóng của ông Nguyễn Đức Thụy giải thể, Moses đầu quân cho B.Bình Dương và giành được 2 chức vô địch V-League 2014 và 2015 liên tiếp.

Cho đến nay, Moses đã có 33 lần khoác áo ĐT Uganda và được đánh giá là một trong những ngoại binh hay nhất của V-League ở thời điểm hiện tại.

-Tôi xin phép không bình luận chuyện này.

- Vậy anh biết và nói chuyện với ông ấy nhiều rồi chứ?

- Chúng tôi có nói chuyện và trao đổi khá nhiều khi Dan Petrescu dẫn dắt Jiangsu Suning (Trung Quốc) tham dự AFC Champions League. Họ nằm cùng bảng với B.Bình Dương.

Cám ơn Việt Nam!

- Anh đã đến Việt Nam lúc 17 tuổi, cảm giác của anh lúc đó thế nào?

- Lúc đó tôi đang chơi cho Kampala Capital City Authority (Uganda), tôi được giới thiệu đến Việt Nam. Nói thật, tôi chẳng biết gì về đất nước và bóng đá nơi đây. Tôi đã nghĩ là tôi sẽ có cơ hội chơi bóng và có cả tiền nữa.

-Anh đã từng là người của Navibank Sài Gòn?

- Tôi không nhớ và không rõ lắm.

- Còn việc đến với Sài Gòn Xuân Thành thì sao? Anh nhớ "boss" Thụy chứ?

- Dĩ nhiên, tôi đã chơi bóng ở đó 3 năm cơ mà. Ông ấy "ok" đấy. Thật buồn là đội bóng lại tan rã. Thú thật, mọi thứ thật phức tạp, tôi chẳng hiểu chuyện gì xẩy ra nữa.

- Ở Uganda, nghe nói anh là người rất nổi tiếng, báo chí nơi đây từng viết về anh khi đến V-League chơi bóng.

- Đúng thế. Ở Uganda bây giờ rất nhiều người biết đến Việt Nam, Thái Lan và một số nước khác. Đó chính là lý do, hàng năm một vài đội bóng của chúng tôi đến Việt Nam thi đấu.

- Có quá không khi nói Việt Nam là nơi đào tạo anh chơi bóng và có được như ngày hôm nay?

- Tôi biết ơn vì điều đó. Môi trường bóng đá Việt Nam ngày càng tiến bộ nhưng rõ ràng so với một số nước châu Á, thậm chí Thái Lan thì chưa bằng. Đó là lý do tôi muốn chia tay nơi đây.

Oloya Moses đến châu Âu vì bóng đá Việt Nam kém Thái Lan - Ảnh 3.

Oloya Moses và các đồng đội ở ĐTQG Uganda.

- Nói như vậy, có rất nhiều đội bóng chào mời anh?

CLB Kuban Krasnodar được thành lập năm 1928, chính thức chơi tại giải VĐQG Nga (Russian Premier League) từ năm 2011.

Trước đây, Kuban Krasnodar từng có những cái tên khác như Dynamo, Neftyanik, Spartak. Thành tích tốt nhất của đội bóng này kể từ ngày lên hạng là giành tốp 5 năm 2013, còn mùa giải 2015 họ về đích ở vị trí thứ 10/16 đội.

- Đúng là như vậy, khi chơi tại AFC Champions League 2016, một số người đại diện đã hỏi tôi, có muốn đến CLB của họ chơi bóng không. Dĩ nhiên rồi, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi không nghĩ mình sẽ rời Việt Nam. Nhưng đứng trước FC Kuban Krasnodar lại là một câu chuyện khác.

- Theo anh có bao nhiêu ngoại binh đang thi đấu tại Việt Nam có thể ra đến châu Âu chơi bóng?

- Tôi nghĩ là là khá nhiều, nhưng phải xem động lực của họ. Có vẻ như tiền là mấu chốt của vấn đề. Họ muốn đến Việt Nam chơi bóng và muốn gắn bó lâu dài.

-Nhắc đến tiền, còn nhớ anh đã nói với báo chí Uganda là 1 năm thi đấu ở Việt Nam bằng… 60 năm ở Uganda?

-Tôi không nhớ nữa, nhưng đó là sự thật.

- Còn cầu thủ Việt Nam, anh đánh giá như thế nào, họ có khả năng theo chân anh chứ?

- Tôi được biết một số đã ra nước ngoài chơi bóng. Công Vinh là một ví dụ. Tôi nghĩ cầu thủ Việt Nam phải cải thiện rất nhiều, trong đó có thể lực mới có thể đến nơi khác. Tất nhiên, có những cầu thủ xuất sắc nhưng có vẻ như họ không có nhiều động lực để tiến xa hơn.

Xin cám ơn và chúc anh thành công!

Dấu ấn lịch sử

Để có được chữ ký của Moses, được biết FC Kuban đã đặt lên bàn 400.000 USD cho B.Bình Dương (tương đương khoảng 8,9 tỷ đồng).

Đây là lần đầu trong lịch sử 16 năm V-League có một đội bóng nước ngoài mua lại một cầu thủ đang thi đấu tại Việt Nam theo con đường "chính ngạch", nói cách khác là vì chuyên môn chứ không phải là đối tác làm ăn, quan hệ chiến lược…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại