Obama thăm Hiroshima để bảo vệ "sứ mệnh" lớn nào của Nhật Bản?

Ngọc Minh |

Tổng thống Obama đã bảo vệ vai trò "lịch sử" của Nhật Bản đối với châu Âu bằng việc trở thành nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới Hiroshima.

Sứ mệnh lớn của thành viên châu Á duy nhất

Sau khi loại Nga, G-7 của hiện tại dường như đang tăng cường sự gắn kết các quốc gia thành viên, vốn bị đứt gãy sau những lao đao về kinh tế ở châu Âu và các vấn đề gây chia rẽ nội bộ khác.

Vài năm trở lại đây, nhiều người đã chê bai tầm quan trọng của hội nghị thượng đỉnh nhóm này tổ chức.

Trong khi đó, G-20 - bao gồm các thành viên BRICS, dường như đã vượt lên tất cả các liên minh quốc tế để vươn lên vị trí dẫn đầu. Ngay cả Obama cũng phải thừa nhận, hội nghị thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra ở Trung Quốc là "diễn đàn hàng đầu cho hợp tác kinh tế toàn cầu".

Thế nhưng, giới phê bình đã bỏ qua một điểm mấu chốt: Tiềm năng thúc đẩy trật tự quốc tế của G-7.

Theo học giả Joshua W. Walker từ Quỹ Marshall German ở Mỹ, giảng viên Chính sách An ninh tại Đại học George Washington, không có bất cứ liên minh nào trong số đó chia sẻ giá trị chung và đóng vai trò lớn đối với trật tự quốc tế nhiều như những gì mà các thành viên nhóm này đang có.

Thêm vào đó, G-7 đã từng có lịch sử hợp tác đa phương rất đáng chú ý, điển hình là thành tựu đáng chú ý khi hợp tác với Nga trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ở thời điểm khủng hoảng tài chính đang đe dọa nền kinh tế, sự đoàn kết của châu Âu cũng như trật tự thế giới, thì G-7 lại có thể tìm thấy một lý do mới cho sự tồn tại của mình: họ là tổ chức duy nhất có thể thúc đẩy khả năng lãnh đạo toàn cầu của phương Tây.

Và điều đó được thành viên châu Á duy nhất của nhóm này thực hiện.

Ông Walker, dự đoán, tại hội nghị thượng đỉnh G-7 được tổ chức cuối tháng Năm tới ở Ise-Shima, Nhật Bản hứa hẹn làm nên lịch sử.

Trên thực tế, Obama, bằng việc công bố kế hoạch trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới Hiroshima ngày 27/5, vốn đã đảm bảo cho vị thế này của Nhật Bản.

"Về mặt ý nghĩa biểu tượng, chuyến đi tới Hiroshima của Tổng thống Mỹ nhằm thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu, hơn là nói một lời xin lỗi chính thức hay khơi lại một chương đầy đau đớn trong lịch sử chiến tranh".

Trong vai trò chủ nhà, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ vai kề vai với Obama, cùng hướng tới mục tiêu ấy, khẳng định sức mạnh của liên minh Mỹ - Nhật trong thời điểm các diễn biến chính trị và căng thẳng ngày càng gia tăng, đe dọa trật tự thế giới được thiết lập từ sau Thế chiến thứ Hai.

Học giả người Mỹ cho rằng, vị trí của Tokyo trong chuyến đi tới Hiroshima của ông chủ Nhà Trắng cũng phản ánh một cách tinh tế vai trò điều hướng mà Abe đang nắm giữ, nhằm củng cố sứ mệnh mới của G-7 - lãnh đạo toàn cầu cùng giữ gìn, bảo vệ trật tự thế giới, vốn đang mong manh.

"Năm nay, Abe đã có chuẩn bị sẵn một chiến lược nhằm khôi phục lại vị thế lãnh đạo của nhóm này. Cả thế giới rồi sẽ được chứng kiến cái cách Abe giải phóng năng lượng từ chính sách đối ngoại mới của mình vào cuối tháng Năm".

Nhật Bản đã có cách tìm lại tươi sáng cho G-7

Abe đang đứng ở vị trí mạnh nhất trong số những người có thể đánh thức tiềm năng còn ẩn giấu của G-7.

Không giống như các đối tác Mỹ hay châu Âu- vốn thường xuyên bị khuấy động bởi các vấn đề trong nước hay ở Trung Đông, nhà lãnh đạo Nhật Bản sẵn sàng liều lĩnh huy động các nguồn lực của quốc gia mình nhằm giải quyết nhiều vấn đề trên khắp thế giới.

Chiến lược "Ngoại giao hướng ra toàn cầu" của Abe đã đưa Nhật Bản tới trung tâm vùng Âu-Á, đầu tư 20 tỉ USD vào mỏ khí đốt Galkynysh ở Turkmenistan và biến ước mơ suốt 2 thập kỷ của Mỹ là đường ống dẫn khí Turkmenistan-Afghanistan-Pakistan - Ấn Độ (TAPI) trở thành hiện thực.

Từ Mỹ Latinh đến Trung Đông rồi tới Đông Nam Á, niềm tin của Abe vào vai trò "có một không hai" mà Nhật Bản nắm giữ đối với liên minh Mỹ - Nhật cũng như mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia dân chủ châu Âu, chưa bao giờ trở nên đúng lúc như bây giờ, tại G-7.

Song có lẽ, điều quan trọng nhất là, chính sách đối ngoại mới của Abe với Nga đã mang lại cho các thành viên còn lại của G-7 cách tiếp cận khác với cuộc khủng hoảng vẫn chưa có hồi kết ở Ukraine.

Cùng một lúc bắt tay với cả Moscow và Kiev, nhà lãnh đạo Nhật Bản, một cách khôn ngoan và hiệu quả, đã đưa Tokyo trở thành nhân tố trung gian trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

"Thủ tướng Nhật Bản đang muốn khôi phục vai trò lãnh đạo của G-7 bằng cách giải quyết hàng loạt các vấn đề tác động tới trật tự quốc tế - từ khủng bố tới khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu".

Obama thăm Hiroshima để bảo vệ sứ mệnh lớn nào của Nhật Bản? - Ảnh 2.

Thủ tướng Nhật Bản là được kỳ vọng là nhân tố vực dậy sức mạnh của G-7

Abe cũng hiểu rằng, giống như ở Nhật - khi vị trí lãnh đạo của ông được củng cố dựa trên sự thành công của đề án kinh tế Abenomics, việc giải quyết vấn đề về kinh tế ở châu Âu là chìa khoá để thực hiện tầm nhìn lớn của mình.

"Ông Abe đã hình dung ra viễn cảnh cuối cùng ở Ise-Shima, tương tự như kết quả của hội nghị thượng đỉnh 2008: tuyên bố chung của G-7 về việc thực hiện các biện pháp kinh tế, bao gồm kích thích tài chính".

Cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng, đây có thể là yêu cầu cao ngay cả đối với chủ nhà Abe, đặc biệt là trong thời điểm hiệu quả kinh tế của Nhật Bản đang "giảm tốc".

Những bất đồng giữa Nhật Bản và các đối tác phương Tây, đặc biệt là Đức, về việc sử dụng biện pháp kích thích tài chính để giải quyết tình hình trì trệ của nền kinh tế toàn cầu đã nảy sinh trong chuyến công du mới nhất tới châu Âu hồi tháng Năm của ông này.

Thêm vào đó, chính sách tiền tệ của Nhật Bản đã thất bại trong việc ngăn chặn đồng Yên Nhật tăng giá, gây ra tác động tiêu cực đối với GDP.

Dù vậy, "sự nhiệt tình của Abe đối với G-7 là một động lực rất cần thiết, không chỉ với việc phục hồi nền kinh tế châu Âu, mà còn đánh thức vai trò lãnh đạo thế giới không thể thiếu của phương Tây", học giả Walker lạc quan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại