Ảnh minh họa.
Nói đến Hòa Thân, chắc hẳn mọi người đều đã từng nghe. Ông ta là một đại tham quan thời nhà Thanh (Trung Quốc). Đã từng có rất nhiều những bộ phim làm về cuộc đời cũng như miêu tả lại lòng tham của nhân vật này.
Về tài sản mà Hòa Thân tham ô thực sự không thể nói rõ, bởi trong dân gian, mỗi người lại phỏng đoán ra một con số khác nhau. Nhưng dù thế nào thì số tiền mà Hòa Thân tham nhũng được cũng là không đếm xuể, từ cổ chí kim cũng chưa từng có ai như vậy!
Trong ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân" có tường thuật lại rằng:
Khi đó, đã tịch thu được hơn 32.000 lượng vàng được cất giấu trong những bức tường lớn và dày, hơn 3 triệu lượng bạc được giấu kín đáo trong những căn hầm sâu.
Ngoài ra, Hòa Thân còn cho thuê hơn 126.000 mẫu ruộng, hơn 1000 căn nhà, cùng với đó là biết bao châu báu, ngọc ngà, trang phục, thư tịch...
Ảnh minh họa.
Đây chỉ là những ghi chép trong bản ghi chép về sự kiện "Hoàng đế Gia Khánh tịch thu tài sản của Hòa Thân", có lẽ sẽ còn rất nhiều những chi tiết khác liên quan đến sự việc trên mà bản ghi chép này không ghi lại.
Cũng sau lần tịch thu gia tài của Hòa Thân, đã xuất hiện một cách nói rất hài hước: "Hòa Thân sụp đổ, Gia Khánh ấm no" (ý muốn nói sự sụp đổ của Hòa Thân, số tài sản bị tịch thu của ông ta đã khiến cho Hoàng đế Gia Khánh được hưởng lợi rất nhiều).
Vậy nhưng, chúng ta có từng đặt ra câu hỏi: Tại sao một đại tham quan như Hòa Thân lại có thể tồn tại nhởn nhơ như vậy, không những thế còn được vua Càn Long thời đó dung túng, sủng ái, dù có biết những hành động tham ô của Hòa Thân, Càn Long còn "mắt nhắm mắt mở" cho qua?
Để được Càn Long ưu ái đến vậy, Hòa Thân cũng có những nguyên tắc riêng trong cuộc sống của mình, ngoài cái miệng rất biết cách nịnh nọt, khách quan mà nói, Hòa Thân cũng thật sự là một nhân tài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Càn Long sủng ái Hoà Thân.
Đương nhiên, ngoài những điểm này ra, Hòa Thân cũng có một số điểm tốt khác rất đáng nể, một trong số đó là "nguyên tắc tham ô". Hòa Thân tham không ai bằng, thế nhưng ông ta tuyệt nhiên "nói không" với số tiền dùng vào 3 việc sau đây.
Phủ Hòa Thân.
TIỀN CỨU TRỢ THIÊN TAI
Trong lịch sử, việc nhân dân bị tham quan bóc lột chẳng phải là chuyện hiếm gặp. Có những tham quan thậm chí còn nhẫn tâm ăn chặn cả tiền cứu trợ thiên tai của nhân dân, sự sống chết của nhân dân ra sao chúng không quan tâm.
Vậy nhưng đại tham quan Hòa Thân lại khác. Ông ta có một nguyên tắc, đó là không động đến lương thực và tiền cứu trợ của người dân.
Đã từng có rất nhiều dân nghèo kiệt quệ được cứu giúp nhờ vào việc Hòa Thân dùng kế "rắc cát vào lương thực" để tránh việc lương thực cứu trợ bị những tên tham quan ăn chặn. Việc này đã chứng minh sự khôn ngoan cũng như biết nghĩ cho dân nghèo của Hòa Thân.
ĐƯỢC NHỜ VẢ NHƯNG NẾU KHÔNG LÀM ĐƯỢC SẼ TUYỆT ĐỐI KHÔNG NHẬN
Rất nhiều tham quan một khi thấy tiền là sáng mắt, chưa cần biết việc đối phương nhờ vả là gì, cứ giao tiền ra trước rồi mới bàn chuyện tiếp! Còn tham quan Hòa Thân tuy tham nhưng lại có nguyên tắc riêng của mình.
Đối với những chuyện làm không được nhưng lại bị nhờ vả, ông sẽ từ chối và không lợi dụng chiếm bất cứ lợi ích nào từ đối phương.
Ảnh minh họa.
Thực ra, nguyên tắc làm việc này của Hòa Thân cũng thể hiện rõ sự cẩn thận, thông minh, nhạy bén với thời cuộc của ông.
Việc biết từ chối, không nhận tiền "vô tội vạ" này của ông đã giúp ông tránh được việc những kẻ thù luôn túc trực để tóm lấy điểm sơ hở của mình, như vậy cũng tránh đi được một mối nguy lớn, giúp cho cuộc sống của đại tham quan an toàn hơn phần nào.
KHÔNG THAM TIỀN DÙNG VÀO VIỆC TỔ CHỨC THI CỬ
Các kì thi là những sự kiện quan trọng, có liên quan và ảnh hưởng đến tương lai của cả một đất nước, do đó ở thời phong kiến các triều đại đều rất coi trọng, để tâm đến.
Phàm những ai khinh suất hay nhúng tay làm điều mờ ám trong các kì thi, nếu bị phát hiện đều sẽ có những kết cục rất thảm và kết cục của những người làm điều sai trái này còn bị đem ra để "giết gà dọa khỉ", nghiêm túc cảnh cáo đến những người đang có ý định tương tự.
Hòa Thân tuy là một tên tham quan nhưng làm gì cũng rất tỉ mỉ, cận thận, tuyệt đối không khinh suất mà làm càn. Ông ta cũng biết rõ tầm quan trọng của những kì thi đối với triều đình nên tuyệt đối không bao giờ "nhúng tay" làm bậy, mà sẽ tuân thủ luật pháp, giữ lấy nguyên khí cho quốc gia.
Cũng nhờ biết kiêng dè, "tham có nguyên tắc" trên mà Hòa Thân đã trở thành một ái thần, được Càn Long dung túng suốt bao năm.