Theo ông Henley, năm 2017, châu Âu đã "sống sót" sau các cuộc bầu cử ở Hà Lan, Pháp và Đức - sau Brexit và Tổng thống Mỹ Trump - mà nhiều người dự báo sẽ đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc. Năm 2018, những mối đe dọa lớn nhất đối với EU có thể sẽ đến từ phía Đông. Các nước “chống đối”, vốn muốn hưởng những lợi ích từ EU nhưng chỉ trích các giá trị cốt lõi của EU, sẽ trở thành một câu hỏi cấp bách ngày càng tăng năm 2018, trong bối cảnh dự án hội nhập sâu rộng hơn của châu Âu được cho là quan trọng hơn sự ra đi của Anh.
Bất đồng giữa EU và một số nước Đông Âu
Khi Ba Lan và Hungary gia nhập EU năm 2004, sự hội nhập của các quốc gia này được coi là quan trọng đối với sự phát triển thời hậu chiến tranh lạnh của khối. Chỉ một thập kỷ sau, họ có nguy cơ trở thành những quốc gia "phá bĩnh"đầu tiên. Các nước “chống đối”, vốn muốn hưởng những lợi ích từ EU nhưng chỉ trích các giá trị cốt lõi của EU, sẽ trở thành một câu hỏi cấp bách ngày càng tăng năm 2018, trong bối cảnh dự án hội nhập sâu rộng hơn của châu Âu được cho là quan trọng hơn sự ra đi của Anh.
Tháng này, Brussels đã kích hoạt một tiến trình có khả năng dẫn đến một sự cảnh báo chính thức chưa từng có tiền lệ đối với Ba Lan khi "các giá trị cơ bản" của EU đang đối mặt với nguy hiểm, trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ba Lan và EU tiếp tục xấu đi, vì nhà lãnh đạo trên thực tế của nước này Jarosław Kaczynński quyết tâm thúc đẩy kế hoạch nhằm kiểm soát nhiều hơn lĩnh vực tư pháp và truyền thông.
Ủy ban châu Âu cũng đã đưa Hungary ra Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) liên quan đến sự công kích liên tục của Thủ tướng Viktor Orbán về các quyền tự do chính trị, cũng như xem xét đưa Hungary và Ba Lan ra ECJ vì từ chối không chấp nhận hạn ngạch phân bổ người di cư của EU.
Sự cảnh báo chính thức nhằm vào Ba Lan, do Ủy ban châu Âu đề xuất với sự chấp thuận của ít nhất 22 quốc gia thành viên EU, là bước đầu tiên của Điều 7, được gọi là "lựa chọn hạt nhân" – một biện pháp chế tài nhằm tước bỏ quyền biểu quyết của một thành viên EU. Tuy nhiên, điều đó được xem là không khả thi vì nó đòi hỏi phải có sự nhất trí bỏ phiếu của tất cả các nước thành viên – trong đó có cả Hungary, nước đã tuyên bố rằng sẽ đứng về phía Ba Lan. Nó cũng có nguy cơ bị phản tác dụng khi tạo ra sự chia rẽ trong EU.
Chủ nghĩa dân túy và cuộc khủng hoảng chính trị tại Đức
Tất nhiên, làm thế nào để đối phó với các thành viên “cứng đầu” ở Trung Âu không phải là mối quan tâm duy nhất của EU trong năm tới. Ngoài quyền phủ quyết của Hungary, các cuộc bầu cử khó dự báo sẽ diễn ra ở hai quốc gia thành viên khác: Thụy Điển và Italy, và cuộc khủng hoảng từ cuộc bầu cử của Đức vẫn còn lâu mới giải quyết được.
Các đảng phái theo chủ nghĩa dân túy, chỉ trích EU đã không giành được kết quả khả quan như họ mong đợi (trừ AfD của Đức), nhưng mối đe doạ từ chủ nghĩa dân túy vẫn còn hiện hữu. Hiện Đảng Dân chủ Thụy Điển chống nhập cư đang nhận được 14% ủng hộ và có thể đủ mạnh để ngăn cản các đảng phái trung hữu hoặc trung tả thành lập chính phủ nếu họ không đạt được đa số phiếu trong cuộc bầu cử vào tháng 9 tới.
Tại Italy, một luật mới đã được thông qua, vốn được cho là có thể gây bất lợi đối với Phong trào dân túy 5 Sao (M5S) vì cho phép các chính đảng liên minh với nhau trước khi diễn ra cuộc bầu cử đầu tháng 3/2018. M5S hiện đang đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò cùng với Đảng Dân chủ trung tả cầm quyền. Tuy nhiên, cả hai đảng này đều đứng sau liên minh cánh hữu Silvio Berlusconi’s Forza Italy, gồm: Liên đoàn Miền Bắc chống nhập cư và Anh em Italy cực hữu. Với việc không có liên minh nào đủ mạnh để đảm bảo giành chiến thắng đa số, những lo ngại về số phận khoản nợ khổng lồ của Italy – chiếm 130% GDP - đang gia tăng.
Ngay cả sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bước lên vũ đài thế giới - châu Âu vẫn sẽ hướng đến Đức để chia sẻ gánh nặng vào năm tới. Nhưng sau sự sụp đổ của liên minh "Jamaica" ba bên, và với việc Đảng Dân chủ Xã hội thận trọng trong hợp tác với CDU của bà Angela Merkel, Berlin sẽ vẫn chưa thể làm được nhiều điều.
Bất kể điều gì xảy ra, chắc chắn rằng sẽ có một chính phủ mới ở Berlin trước tháng 2 hoặc thậm chí tháng 3/2018, và nếu các cuộc đàm phán giữa CDU-CSU và SPD của ông Martin Schulz về một liên minh lớn mới (hoặc ít nhất là hợp tác) thất bại, Đức sẽ có cuộc bầu cử mới.
Dù ông Macron đang nỗ lực đẩy mạnh các cuộc cải cách lớn của khu vực đồng tiền chung Eurozone và thúc đẩy việc thành lập lực lượng phòng vệ chung, hiện tại, phần lớn các vấn đề này ở châu Âu vẫn đang bị trì hoãn. Năm 2017, nền kinh tế của châu lục này đã tốt hơn đáng kể so với nhiều năm trước, nhưng những tiến bộ hữu hình vẫn còn xa tầm tay.
Trong khi đó, châu Âu phải đối mặt với một thách thức chưa từng có từ các lãnh đạo độc tài ở phía Đông. Nền kinh tế đang suy giảm, các ngân hàng yếu kém và nền chính trị phức tạp của Italy có thể khiến cho cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát một lần nữa, và các nhà dân túy chỉ đang chờ đợi thời cơ. Châu Âu vẫn chưa tìm ra lối thoát.
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nhung-thach-thuc-chua-tung-co-tien-le-cua-chau-au-nam-2018-20171228092922552.htm