Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ

Gabe |

Dưới thời Trung cổ, không chỉ có những luật lệ hà khắc mà còn tồn tại cả những điều cấm kỵ kỳ quái và đầy khó hiểu.

Nếu như thời kỳ Phục hưng là quãng thời gian nở rộ về văn hóa, nghệ thuật, khoa học ở khắp châu Âu thì nhắc đến Trung cổ, nhiều sử gia lại sử dụng khá nhiều các từ ngữ mạnh như "thời kỳ đen tối" hay "đêm trường Trung cổ".

Sau khi đế quốc Tây La Mã, đế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ sụp đổ, nhiều thế lực ở khắp nơi vùng lên và cố gắng xâm chiếm lãnh thổ nơi đây. Những cuộc chiến đẫm máu kéo dài liên miên, thành thị dần bị nông thôn hóa, nhiều học giả cho rằng, đó là sự thụt lùi của phát triển, điều chỉ có ở thời đại này.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Bên cạnh đó, những dịch bệnh tràn lan đã khiến không ít người bỏ mạng. Nổi tiếng nhất trong số đó chính là đại dịch "Cái chết đen". Người ta thống kê được có tới 1/3 dân số châu Âu chết đi do chiến tranh, loạn lạc và dịch bệnh.

Cũng trong thời kỳ này, muôn vàn bộ luật, lệnh cấm có phần kỳ quặc ra đời. Điển hình có thể kể đến:

1. Nếu nhà nghèo, cấm chơi tennis!

Theo bộ luật được ghi lại từ năm 1495, chơi tennis là hành động bất hợp pháp đối với những người đàn ông trẻ tuổi mà không phải là quý tộc. Vào thời điểm đó, người ta cho rằng việc chơi đùa sẽ thúc đẩy tệ nạn, cờ bạc và gây rối.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Luật được thi hành quanh năm, ngoại trừ Giáng sinh nhưng kể cả có như vậy, những công dân không phải quý tộc cũng chỉ có thể chơi quần vợt trong nhà của ông chủ.

2. Không tắm cho... cừu. Phạt!

Trong cuốn sách "The Book Of Strange And Curious Legal Oddities" (tạm hiểu là Những điều kỳ lạ về luật pháp) được viết bởi Nathan Belofsky có một trường hợp khá thú vị đã được ghi chép lại.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 3.

Không tắm cho cừu cũng bị phạt.

Theo đó, vào năm 1200, hầu hết cư dân của một ngôi làng nhỏ đã bị trừng phạt vì tội "không tắm cho con cừu của địa chủ". Có lẽ, còn nhiều những câu chuyện như vậy nhưng các chi tiết hiện vẫn chưa được tìm thấy trong tài liệu chính thống.

3. Cấm ăn bánh Mince trong ngày lễ Giáng sinh

Mince là 1 loại bánh ngọt có xuất xứ từ Anh, có nhân là một hỗn hợp các loại trái cây khô và gia vị, đôi khi có cả các loại thịt băm nhỏ.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 4.

Bánh mince

Theo truyền thống, nó được ăn suốt mùa Giáng sinh tại những nơi nói tiếng Anh. Nhưng không rõ lý do nào đã khiến luật cấm này được ban hành. May mắn là sau khi lên ngôi, vua Charles II đã bãi bỏ điều này và khôi phục truyền thống cũ.

4. Cấm trộm xác cá voi nếu chúng dạt vào bờ

Theo thói quen của người dân thời đó, họ có thể ăn mọi loài sinh vật, từ cá heo đến hải ly. Không có gì ngạc nhiên nếu cá voi cũng được đưa vào thực đơn cả.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 5.

Hình minh họa. Xác cá voi

Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, thịt cá voi chỉ dành cho vua và nữ hoàng cho nên nếu có trường hợp xác của chúng dạt vào bờ thì nghiễm nhiên thuộc sở hữu của hoàng gia. Nếu có thường dân nào dám to gan "làm càn" thì cái giả phải trả sẽ vô cùng lớn.

5. Cấm đá bóng

Ngày nay, bóng đá là môn thể thao vua, nó có sức ảnh hưởng toàn cầu với những pha đi bóng ma thuật hay những cú dứt điểm uy lực mà vẫn tinh tế. Nhưng trong thời điểm đó, mọi chuyện hoàn toàn khác.

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Khi đá bóng, những người đàn ông thời trung cổ sử dụng cơ bắp nhiều hơn và hầu như không chơi theo luật lệ gì hết, suy cho cùng, đó cũng chỉ là cách họ thể hiện sức mạnh và sự háo thắng. Chính vì vậy, nhiều trận bóng trở thành những cuộc xô xát, phá hoại,

Và khi được chơi ở các khu vực đông dân, nó đã gây ra sự tàn phá lớn về tài sản và thậm chí có nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Vì tính chất nguy hiểm, bóng đá bị cấm hoàn toàn ở Anh năm 1314.

6. Thấy xác chết mà không báo

Ra đời khá sớm vào năm 1241, bộ luật này quy định, nếu nhìn thấy 1 cái xác, nhân chứng sẽ trở thành "người tìm thấy đầu tiên".

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 7.

Hình minh họa. Một phiên tòa.

Do vào thời đó không có nhân viên pháp y hay những người có thể điều tra hiện trường, nên nhân chứng buộc phải có mặt tại tòa để lấy lời khai. Đồng thời, nếu vi phạm, thấy mà không báo thì cả ngôi làng của họ cũng sẽ phải chịu chung trách nhiệm.

7. Kẻ cướp chạy về phía bạn cũng là... cái tội

Nghe có vẻ vô lý đúng không? Nhưng vào thời bấy giờ, việc đó hoàn toàn có khả năng xảy ra. Trung đại là thời kỳ mà việc cướp bóc xảy ra quá thường xuyên, nếu 1 tên tội phạm vừa đi cướp hoặc giết người chạy trốn vào đám đông, những nhà cầm quyền sẽ chọn ra 7 người ngẫu nhiên trong đám đông tại khu vực đó và tiến hành "kiểm tra kẻ phạm tội".

Do vậy, dù bạn hoàn toàn vô tội, việc bị bắt, tra khảo, kiểm tra là hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu tên tội phạm nào đó bỗng dưng "thích" chạy trốn về phía bạn.

8. Cấm kết hôn mà không có sự đồng ý của ông chủ

Những luật lệ kỳ quái, ngược đời chỉ có thể tồn tại ở thời Trung cổ - Ảnh 8.

Hình minh họa.

Đây là điều lệ cho thấy sự khốn khổ của những người thuộc giai cấp thấp nhất xã hội thời bấy giờ. Nếu là người làm hoặc nông dân thuê đất của địa chủ, bạn sẽ gặp rắc rối vô cùng nghiêm trọng nếu kết hôn mà không hỏi ý kiến hay được sự cho phép của ông chủ.

Tham khảo nhiều nguồn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại