Những chiến dịch đột kích thần tốc nhất của QĐ Nga: Mỹ-NATO "trơ mắt nhìn" và bất lực

Bảo Lam |

Những chiến dịch bí mật, bất ngờ và thần tốc thọc sâu vào hậu phương địch từ khoảng cách rất xa đã không ít lần giúp QĐ Nga giành được thắng lợi và khiến Mỹ-NATO chỉ biết bó tay.

Hỗ trợ khởi nghĩa

Cuộc tấn công mang tính chiến lược cuối cùng của Hồng quân Liên Xô trong những năm Chiến tranh Vệ quốc là chiến dịch giải phóng Praha.

Tư lệnh Phương diện quân số 1 Ukraine, ông Ivan Konev đã nhận được lệnh đến ngày 3/5/1945 phải chấm dứt các hành động quân sự tại Berlin và chuẩn bị các đơn vị cho cuộc di chuyển để tấn công phủ đầu thủ đô Séc và Slovakia từ phía bắc.

Từ phía nam, các đơn vị của Phương diện quân số 2 Ukraine sẽ phải tấn công quân Đức.

Chiến dịch được lên kế hoạch triển khai vào ngày 7/5, tuy nhiên vào ngày 5/5 tại Praha đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa.

Để ngăn chặn quân Đức đàn áp cuộc khởi nghĩa này, các đơn vị của ông Konev đã phải bắt đầu cuộc tấn công sớm hơn dự kiến và thực hiện cuộc hành quân thần tốc vượt qua 300km từ Berlin xuống phía nam. Phương diện quân số 1 Ukraine đã lên đường vào ngày 6/5.

Cuộc chuyển quân ồ ạt đã diễn ra hết sức êm thấm. Đến 3 giờ sáng ngày 9/5/1945, các đơn vị tiền phương của Quân đoàn xe tăng vệ binh số 3 và số 4 đã tiến vào Praha.

Các đơn vị của Đức, bất ngờ trước sự xuất hiện quá nhanh của các lực lượng vũ trang Liên Xô, đã ngã ngửa và vội vàng bỏ chạy khỏi thành phố. Đến 13 giờ cùng ngày, không còn bóng quân Đức trong thành phố, nhưng Hồng quân Liên Xô vẫn tiếp tục truy đuổi chúng.

Kết quả của chiến dịch Praha, mà kết thúc vào ngày 11/5 – toàn bộ quân đoàn "Trung tâm" và một phần các đơn vị của quân đoàn "Phương Nam" của Đức đã bị tiêu diệt.

Những chiến dịch đột kích thần tốc nhất của QĐ Nga: Mỹ-NATO trơ mắt nhìn và bất lực - Ảnh 1.

Bính sĩ Gruzia buộc phải sử dụng xe ô tô dân sự khi các phương tiện cơ giới bọc thép cụa họ bị QĐ Nga tiêu diệt quá nhiều ở gần Gori. Ảnh: Cliff Volpe/Getty Images.

Vượt núi và băng qua sa mạc

Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, và ngay ngày hôm sau các đơn vị của Phương diện quân Zabaikal, Phương diện quân số 1 và số 2 Viễn Đông cùng với Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội sông Amur bắt đầu các chiến dịch quân sự chống quân Nhật trên mặt trận trải dài hơn 4 nghìn km.

Quân đoàn xe tăng vệ binh số 6 dưới sự chỉ huy của trung tướng Andrei Kravchenko đã cực kỳ nỗ lực khi tham gia vào chiến dịch Hưng An-Mukden và hoàn thành cuộc hành quân thần tốc anh hùng băng qua sa mạc Gobi và sườn núi Đại Hưng An để thọc sâu vào hậu phương của Quân đội Quan Đông.

Trong những ngày đầu tiên của cuộc tấn công, kẻ thù chính của Quân đoàn xe tăng vệ binh số 6 là thiên nhiên ở Mãn Châu – thảo nguyên khô với đất pha cát khiến các khí tài chiến đấu rất khó vượt qua.

Thời tiết nóng bức làm cho nhiều chiến sĩ Hồng quân Liên Xô bị cảm nắng, nước uống không đủ. Tuy nhiên đến tối ngày 10/8, Quân đoàn 6 đã tiến tới sườn núi Đại Hưng An.

Để băng qua dãy núi hiểm trở với độ cao lên tới 1.500m, các đơn vị của Hồng quân Liên Xô mất không quá một ngày đêm, dù phía Nhật Bản cho rằng phải mất hàng tuần. Các đơn vị tiền phương của Quân đoàn xe tăng vệ binh số 6 đã tiến về thành phố Lỗ Bắc.

Quân Nhật đã đầu hàng mà không kháng cự. Các chỉ huy của quân đội Nhật Bản vẫn không thể tin được rằng có thể nhanh chóng vận chuyển xe tăng và pháo binh qua sườn núi hiểm trở như thế. Nhưng có thể nói rằng quân đội Liên Xô tốn khá nhiều công sức để làm được điều này. Mưa rả rích, đất trơn tuồn tuột.

Tại những đoạn dốc cao, để xuống được dốc các xe tăng phải níu bằng cáp. Lực lượng công binh đã thực hiện khối lượng lớn công việc khi tôn tạo các đoạn đường hiểm trở.

Tuy nhiên, họ vẫn tiến được về Mãn Châu trước thời hạn và thọc sâu vào hậu phương của người Nhật. Chính cuộc hành quân thần tốc này phần nhiều đã khiến cho Quân đội Quan Đông nhanh chóng tan rã.

Điều bất ngờ mang tên Prishtin

Vào đêm ngày 11 rạng sáng ngày 12/6/1999, Trung đoàn lính dù Nga thuộc thành phần lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế tại Bosnia và Hezgovina đã thực hiện cuộc hành quân thần tốc tới thành phố Prishtina.

Những chiến dịch đột kích thần tốc nhất của QĐ Nga: Mỹ-NATO trơ mắt nhìn và bất lực - Ảnh 2.

Binh sĩ QĐ Nga thấn tốc kiểm soát sân bay Slatina.

Vào thời điểm đó, Khối Liên minh Bắc Đại Tây dương đã tiến hành oanh tạc Cộng hoà Liên bang Nam Tư trong vòng nhiều tháng. Các đơn vị bộ binh của NATO phải xâm nhập vào khu vực tranh chấp đúng vào ngày 12/6 từ phía Macedonia, tuy nhiên người Nga đã vượt mặt họ vào đúng thời điểm cuối cùng.

Trung đoàn lính dù đã nhận lệnh giành quyền kiểm soát sân bay Slatina mà có khả năng tiếp nhận các máy bay vận tải hạng nặng.

Chiến dịch gồm 2 mục đích: Chính trị - cho ban lãnh đạo khối NATO biết rằng những lính gìn giữ hoà bình của Nga sẽ phải tiếp nhận Kosovo dưới quyền kiểm soát của mình; và quân sự - yểm trợ cho lực lượng không vận Nga đưa quân tới tiếp viện.

Đoàn xe gồm 15 xe chiến đấu bộ binh và 35 xe vận tải đã vượt 800km chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ. Đoàn xe đi liên tục không nghỉ khi bỏ lại trên đường vài chiếc xe không chịu được tốc độ thần tốc.

Các lái xe thiết giáp bộ binh đã đổ nước lên đầu để không bị ngất vì ngột ngạt và mệt mỏi. Cuộc hành quân khiến cho các lực lượng trinh sát NATO không thể phát hiện được.

Và khi đoàn xe tăng của Anh tiến vào Slatina vào sáng ngày 12/6, thì bất ngờ một trung đoàn lính dù mặc quân phục Nga trong tư thế sẵn sàng chiến đấu đã nghênh đón họ.

Rất may sự việc đã không đi tới đổ máu, sau này các bên đã tiến hành đàm phán để cùng sử dụng sân bay dã chiến. Nhưng lực lượng lính dù Nga đã chứng tỏ một điều rằng không nên đánh giá thấp QĐ Nga.

Cuộc đột kích tới Gori

Cuộc hành quân đến lãnh thổ Gruzia của hai đại đội thuộc tiểu đoàn lính dù-tấn công 104 dưới sự chỉ huy của đại tá Gennady Anashkin vào ngày 10/8 từ Tskhinvali đã đặt một dấu chấm trong cuộc xung đột vũ trang chóng vánh tại Nam Osetia năm 2008.

Những chiến dịch đột kích thần tốc nhất của QĐ Nga: Mỹ-NATO trơ mắt nhìn và bất lực - Ảnh 3.

Binh sĩ QĐ Nga tấn công Gruzia trong cuộc chiến 5 ngày.

Đích đến của nhóm đột kích lính dù là thành phố Gori, cách thủ đô của nước cộng hoà Nam Osetia 30km về phía nam. Ở đây là nơi đặt các nhà kho quan trọng chiến lược chứa khí tài chiến đấu, vũ khí và đạn dược.

Việc chiếm được nó sẽ giúp kết thúc cuộc chiến trong vài ngày. Trên đường hành quân, nhóm lính dù đã nhiều lần bị không quân Gruzia tấn công, còn ở khu vực làng Khetagurovo họ đã bị các xe tăng tấn công, tuy nhiên sau đó địch đã rút lui.

Trên đường hành quân tới Gori, các lính dù Nga đã bắn phá một đoàn xe quân sự của Gruzia gần khu dân cư Variani. Thành phố Gori đã nằm dưới quyền kiểm soát của nhóm lính dù vào trưa ngày 12/8.

Họ đã chiếm gọn tất cả các cao điểm, đột kích chiếm cột phát sóng truyền hình và tiêu diệt một đơn vị chống tăng của địch. Các đơn vị của quân đội Gruzia vội vàng rút lui, bỏ lại khí tài và vũ khí. Đêm cùng ngày, các lực lượng quân sự của Nga tuyên bố chấm dứt các hành động quân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại