Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018

Thanh Tâm |

Nếu là người quan tâm nhiều tới những hiện tượng khoa học trong năm 2018 thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua 8 sự kiện nổi bật nhất này.

1. Cảnh báo ngưỡng giới hạn an toàn của nhiệt độ trái đất

Nhiệt độ trái đất tăng lên 2 độ C là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đang đặt mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ trái đất chỉ dừng lại ở mức 1.5 độ C. Hàng triệu người sẽ giảm nguy cơ mất nhà cửa do nước biển dâng, đồng thời giảm đáng kể nguy cơ khan hiếm nước và số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng, sâu rộng trong toàn xã hội.

Báo cáo của các nhà khoa học chỉ ra hàng loạt phương pháp bao gồm cắt giảm mạnh khí thải nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.


Sự tiến hóa ban đầu của các loài động vật xuất phát từ những tế bào đơn bào trên trái đất hiện vẫn còn là một bí ẩn.2  Những sinh vật xuất hiện sớm nhất trên thế giới

Một số cuộc tìm hiểu cho thấy, một nhóm các cá thể sống chưa được giải mã "Ediacaran biota" xuất hiện hơn 500 triệu năm trước là một trong những loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 1.

Ediacaran biota được xem là một trong những loài sinh vật xuất hiện đầu tiên trên trái đất

Vào tháng 9, các nhà khoa học trích xuất các phần tử cholesterol từ một Ediacaran có tên là Dickinsonia. Cholesterol là một trong những dấu hiệu phân tử chứng minh Ediacaran là một loài động vật.


3. 
Lượng nhựa trong đại dương có thể tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới

Cuộc khủng  hoảng  rác thải nhựa trên thế giới là một trong những chủ đề được quan tâm nhất trong năm 2018. Lượng rác thải nhựa “ngập ngụa” đang tàn phá đại dương và sinh vật biển.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 2.

Lượng nhựa trong đại dương có thể tăng gấp ba lần trong thập kỷ tới.

4. Tìm thấy hồ nước dưới bề mặt Sao Hỏa


Vào tháng 7, một nhóm các nhà khoa học báo cáo về việc phát hiện một hồ nước rộng 20km dưới lớp băng cực nam của Sao Hỏa.

Tuy nhiên, Sao Hỏa không chỉ là hành tinh duy nhất có dấu hiệu nguồn nước. Vào tháng 8, các nhà khoa học đã công bố bằng chứng tìm thấy băng trên mặt trăng ở cực Bắc và cực Nam hành tinh này.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 3.

Hồ nước nằm dưới lớp băng gần cực Nam của Sao Hỏa

5. Điều gì xảy ra đối với những người xây dựng Stonehenge

Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng gần Amesbury ở Anh. Những người Anh sống ở thời kỳ đồ đá đã xây dựng lên những thành đá lớn và sống tách biệt khỏi lục địa Châu Âu khi họ bị những người Beaker tràn sang vùng đất của mình.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 4.

Stonehenge là một công trình tượng đài cự thạch thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đồ đồng

Một kết quả nổi bật từ năm 2018 đã cho thấy rằng, một cuộc di cư hàng loạt diễn ra đã thay thế những người cổ đại Anh từ hơn 4500 năm trước.


Nhóm cổ nhất ở thời kỳ đồ đá, được cho là xây dựng lên các công trình như Stonehenge đã để lại chỉ 10%  gene trong cư dân sống ở các đảo Anh. Công trình của nhóm nghiên cứu di truyền do giáo sư David Reich, từ Trường Y khoa Harvard ở Cambridge, Massachussetts chủ trì cho thấy tới 90% gene của người Anh cổ đại bị thay thế. 

Nguyên nhân chính có thể gây ra là nạn đói, bệnh tật và xung đột.

6. Hố núi rộng 19 dặm được phát hiện dưới lớp băng của Greenland

Vào tháng 11, các nhà khoa học đã phát hiện ra một miệng hố lớn dưới lớp băng của Greenland rộng 31 km dưới hình ảnh radar. Hố sâu được hình thành ít nhất 12000 năm đến 3 triệu năm trước.

Một số nghiên cứu nghi ngờ mối liên hệ của hố núi Greenland  với thời kỳ làm mát mạnh mẽ, chấm dứt sự nóng lên của khí hậu trong Kỷ Băng Hà.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 5.

Rìa hình bán nguyệt của tảng băng trên đường viền miệng núi lửa

Có một giả thuyết đã tồn tại từ lâu rằng sự giảm nhiệt độ này có thể là kết quả của việc các tia mặt trời bị chặn bởi các mảnh vụn ném vào khí quyển do khói và tro từ các đám cháy dữ dội.

7. Những cuộc di cư sớm nhất trong lịch sử

Nhiều bằng chứng cho thấy hầu hết những người sống bên ngoài Châu Phi đã rời khỏi lục địa trong một cuộc di cư cách đây 60.000 năm.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 6.

Xương hàm được tìm thấy ở hang Mislya ở Isarel có từ 185.000 năm trước

Vào tháng 1, các nhà khoa học đã tìm thấy xương hàm của một người hiện đại đã chết ở Israel 185.000 năm trước, sớm hơn hàng chục ngàn năm so với các bằng chứng trước đây.


Những người tiên phong này dường  như đã sống cùng với các loài người khác như người Neanderthal và người Viking. Nhưng vẫn còn là một bí ẩn về lý do tại sao dấu hiệu di truyền của họ không được bảo tồn ở những người còn sống ngày nay.

8.  Chất thải nhựa trong nguồn nước của chúng ta

Chất thải nhựa không chỉ gây ra ô nhiễm nguồn nước đại dương mà còn xâm nhập vào chính nguồn nước uống của con người. Nghiên cứu của tổ chức báo chí Orb Media đã tìm thấy trung bình 10 hạt nhựa mỗi lít trong các nhãn hiệu nước đóng chai lớn.

Những câu chuyện khoa học nổi bật nhất năm 2018 - Ảnh 7.

Những phân tử nhựa được tìm thấy trong nước đóng chai

250 chai mua ở chín quốc gia khác nhau đã được kiểm tra. Gần như tất cả chúng đều chứa các hạt nhựa nhỏ. Năm nay, các nhà nghiên cứu đã bày tỏ mối quan tâm của họ về nồng độ lớn nhựa xây dựng trong băng biển Bắc Cực. Số lượng các hạt trong một lít băng biển Bắc Cực tan chảy được tìm thấy cao hơn trong đại dương mở. 


Các nhà khoa học cho biết cần có thêm nghiên cứu về tác động của nó đối với động vật phù du, động vật không xương sống, cá, chim biển và động vật có vú.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại