Từ xưa đến nay, rắn vẫn luôn là một trong số những loài động vật đáng sợ nhất với con người. Người ta e sợ rắn vì nhiều loài rắn rất hung hăng và có độc tính rất cao. Mỗi khi leo núi hay băng rừng, nhiều người thường cầm theo cây gậy, mục đính chính là để phòng vệ và xua đuổi loài rắn.
Rắn luôn là nỗi sợ hãi của cả con người và các loài động vật khác. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, lươn thuộc một họ cá nước ngọt gần như không vây với lớp da trơn tuột và tốc độ di chuyển rất nhanh tạo cảm giác hơi "ghê" khi chạm vào. Tuy nhiên, do đặc tính hiền lành lại không có nọc độc nên loài lươn còn được coi như nguồn thực phẩm ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam.
Lươn hiền lành, rắn dữ dằn là vậy nhưng ít ai ngờ rằng khi chúng đụng độ nhau rắn mới là loài phải chịu thua! Vì sao vậy?
Sức mạnh của lươn và rắn rất chênh lệch. Loài lươn vốn có hệ tiêu hoá rất kém, chúng không thể nuột những con mồi lớn hơn cơ thể, nếu cố tình nuốt lươn sẽ bị tắc nghẽn dạ dày, tệ hơn còn gây ra cái chết.
Lươn có họ nhà rắn nhưng không có nọc độc và bản tính hiền lành nên còn được coi là một loại thực phẩm.
Ngược lại, hệ tiêu hóa của loài rắn vô cùng mạnh mẽ, dạ dày rắn có thể tiêu hóa được những động vật có kích thước lớn thậm chí tiêu hóa cả các loài có xương cứng như linh dương.
Tuy vậy lý do "răn mương sợ lươn đồng" là do môi trường sống!
Như chúng ta đã biết, loài lươn thường sống ở những nơi ẩm ướt như đầm lầy, bùn đất, ao, hồ. Địa hình đầm lầy trơn trượt và lớp bùn đất dày sẽ đặc ảnh hưởng đến tầm nhìn vốn đã yếu kém của rắn, khiến nó không thể tấn công hay phòng thủ.
Trong vùng lãnh thổ xa lạ, tính hiếu chiến của chúng chắc chắn sẽ giảm đi một nửa, không những không săn được lươn mà rắn còn rất dễ bị các loài thiên địch khác ăn thịt.
Vì vậy rắn sẽ chẳng dại gì mà chọc vào loài lươn hay lui tới môi trường sống của một loài vật khác. Xét trên một ngữ cảnh phù hợp, "rắn sợ lươn" cũng là điều hợp lý!
Bài viết tham khảo từ Sohu