Ngôi làng 'hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La': Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương

Trung Hạ |

Mấy trăm năm trước, dân làng Yêu Trạm là vương thất quý tộc Mãn Thanh, bây giờ thời thế thay đổi, họ phải cố gắng hòa nhập với xã hội mới.

Nhà Thanh là một thời kỳ huy hoàng trong giai đoạn xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Gia tộc Ái Tân Giác La hào hùng một thời và kết thúc đời vị Hoàng đế cuối cùng của Thanh triều là Phổ Nghi. Hậu nhân của gia tộc quyền quý này lưu lạc khắp nơi, thay tên đổi họ, cố gắng tháo bỏ phần lịch sử xưa cũ để hòa nhập vào thời đại mới.

Ngôi làng hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La: Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương - Ảnh 1.

Tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) có một ngôi làng bình dị, thế mà hơn một nửa số người dân trong làng này đều mang dòng máu hoàng gia chính thống. Họ đã tồn tại hàng trăm năm, không khoa trương và vẫn sống “vương giả” theo cách của họ.

Ngôi làng này mang tên Yêu Trạm, thuộc thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Cái tên nghe lạ tai, muốn biết nguồn gốc của nó thì phải quay ngược về thời Khang Hi đế hơn 300 năm trước.

Quý tộc Ái Tân Giác La đi giữ lăng

Vào thời điểm đó, nhà Thanh đang trong thời kỳ phát triển thịnh vượng. Để bảo vệ Vĩnh lăng, Khang Hi đã cử Ái Tân Giác La A Tháp (thuộc tộc Mãn Châu Hữu Dực Tương Lam Kỳ) đi bảo vệ. Vĩnh lăng của nhà Thanh là lăng mộ hoàng gia của bốn đời Nỗ Nhĩ Cáp Xích có công xây dựng nên nhà Thanh hùng mạnh, là lăng mộ vô cùng quan trọng đối với hoàng thất.

Ngôi làng hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La: Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương - Ảnh 3.

Sau khi nhận lời, A Tháp cùng 7 con trai lên đường canh giữ lăng mộ. Khi đi ngang qua một địa điểm ở tỉnh Liêu Ninh, ông đã bị thu hút bởi cảnh tượng trước mắt: “Đất đai màu mỡ, cây cỏ tươi tốt, chim hót líu lo và đầy hoa thơm cỏ lạ”.

Thế là ông quyết định chiếm lĩnh mảnh đất này để khai hoang thành nơi sinh sống nghỉ dưỡng trong quá trình giữ lăng. Do đó, vùng đất này đã được đặt tên là Yêu Trạm, mang nghĩa "chỗ dừng chân tạm thời".

Canh giữ Vĩnh lăng là nhiệm vụ quan trọng của hoàng tộc, Khang Hi lo A Tháp thiếu nhân lực nên lại phái người đến đó. Trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, những người bảo vệ lăng mộ hoàng thất sẽ mang theo thị vệ, người hầu, từ đó hình thành nên một cộng đồng nhỏ ở khu vực riêng biệt.

Sau khi tận hưởng cuộc sống an nhàn, những hoàng thất và quý tộc này không muốn quay về cung đầy tranh đấu hung hiểm. Kết quả là, làng Yêu Trạm đã được hình thành.

Hậu nhân Ái Tân Giác La ở làng Yêu Trạm

Khi bạn bước vào ngôi làng này, không khó để hiểu tại sao những người này lại từ bỏ sự phồn hoa ở đất kinh thành và chọn sống ẩn dật ở đây.

Ngôi làng yên tĩnh, thanh bình, sạch sẽ và tinh tươm, có rất tứ hợp viện (cấu trúc nhà đặc trưng ở Bắc Kinh) thời nhà Thanh và kết cấu phòng khách hình chữ Vạn trong nhà, khiến mọi người cảm thấy như du hành trở lại triều đại nhà Thanh.

Những người dân làng Yêu Trạm chào đón khách vãng lai bằng nụ cười hiền hậu và thiện chí. Họ đã thích nghi với văn hóa người Hán và nói tiếng phổ thông trôi chảy.

Ngôi làng hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La: Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương - Ảnh 6.
Ngôi làng hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La: Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương - Ảnh 7.

Bước vào phòng của người dân làng Yêu Trạm, bạn có thể trải nghiệm lối sống của người thời nhà Thanh, có nhiều đồ nội thất đơn giản: gương trang điểm bằng đồng được chạm khắc tinh xảo, bình phong chạm khắc rồng, ghế gỗ màu đỏ... Một số cụ già mặc trang phục Mãn Thanh màu vàng, và toàn bộ cách trang trí nhà cửa hầu như ảnh hưởng bởi xã hội hiện đại.

Mặc dù vinh quang của hoàng thân quý thích nhà Thanh ở làng Yêu Trạm đã dần bị phai mờ trong xu thế của thời đại, nhưng con cháu của họ vẫn tuân theo truyền thống của tổ tiên.

Mấy trăm năm trước, dân làng Yêu Trạm là vương thất quý tộc, bây giờ thời thế thay đổi, khi ai đó hỏi về danh tính, hầu hết họ chỉ nhẹ nhàng nói: "Tôi là hậu duệ Mãn Thanh, chỉ là người bình thường, hoàng thất đã là quá khứ".

Ở làng Yêu Trạm có câu nói: “Ngày lễ Kỳ nhân đã lớn, lễ Triệu gia càng lớn hơn”. Trong đó, Kỳ nhân, hay chính là tộc Bát Kỳ Mãn Châu. Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, hoàng thất nhà Thanh phải thay danh đổi họ, và hậu nhân Ái Tân Giác La sống ở làng Yêu Trạm đã đổi họ thành Triệu.

Đương nhiên làng Yêu Trạm vẫn có những người thuộc họ khác và không phải là hậu nhân hoàng thất nhà Thanh. Nhưng người mang họ Triệu ở làng Yêu Trạm chính là người mang huyết thống Ái Tân Giác La.

Ngôi làng hậu nhân hoàng tộc Ái Tân Giác La: Trẻ em sinh ra bị dị dạng vì 1 nguyên nhân, thanh niên trẻ cố thoát khỏi cái bóng lịch sử để được tự do yêu đương - Ảnh 9.

Con cháu nhà Mãn Thanh rất coi trọng huyết thống, họ yêu cầu đàn ông phải lấy con cháu nhà Thanh, tôn trọng niềm tin “thà độc thân cả đời chứ không lấy người ngoại tộc”, để dòng máu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Các bô lão trong làng rất coi trọng việc cưới xin của con cháu, thường răn dạy rằng: “Lấy chồng phải lấy cùng dòng tộc, lấy vợ phải lấy cùng huyết thống”.

Tuy nhiên truyền thống này đã gây ra một hệ lụy nghiêm trọng, chính là hôn nhân cận huyết. Mặc dù dòng máu có vẻ thuần khiết nhưng rất nhiều trẻ em sinh ra bị dị dạng. Song điều này dường như không thể khiến truyền thống “giữ gìn dòng máu hoàng gia” bớt đi tầm quan trọng.

Những người đàn ông lấy vợ ngoại tộc thường bị trưởng bối trong gia đình buộc tội là bất hiếu. Nhưng trong xã hội hiện đại với công nghệ tiên tiến, ngày càng nhiều thanh niên bắt đầu "chống lại" xiềng xích phong kiến và theo đuổi tình yêu đích thực.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại