Nga vượt thoát 'đòn knock-out' của Mỹ và Nhật, máy bay MC-21 bắt đầu sản xuất hàng loạt

Minh Tiến |

"Một cỗ máy thực sự tốt đã được ra đời, tốt nhất trong số các máy bay chở khách hạng này" - Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin nói về chiếc máy bay MC-21.

"Trong quá khứ gần đây, các nhà lãnh đạo kinh tế của chúng ta vẫn tin rằng nước Nga rồi sẽ hội nhập thành công vào hệ thống hợp tác quốc tế. Nhưng Mỹ và phương Tây cùng với các biện pháp trừng phạt và chính sách cấm vận, đã đưa chúng ta trở về với thực tại. Vậy là chúng ta phải khẩn trương bù đắp cho khoảng thời gian đã phung phí. Dự án máy bay chở khách MC-21 là một trong những ví dụ như vậy..."

Đây là những lời đầu tiên bài viết của tác giả Usam Ozdemirov trên tờ Pravda.ru, về dự án máy bay dân dụng cỡ trung đầu tiên của Nga hậu thời kỳ Liên Xô. Chúng tôi xin chuyển tới độc giả bài viết về dự án máy bay này trong chuyên mục Xe & Máy.

MÁY BAY THÂN DÀI CỦA THẾ KỶ XXI

Nga vượt thoát đòn knock-out của Mỹ và Nhật, máy bay MC-21 bắt đầu sản xuất hàng loạt - Ảnh 2.

Giờ đây, tại Nga khi nghe nói đến dự án máy bay chở khách MC-21, bạn sẽ thấy các mô tả đầy ấn tượng sau:

• "Máy bay thân dài của thế kỷ XXI";

• "Động cơ sáng tạo nhất";

• "Cánh composite hiệu quả nhất";

• "Sự thoải mái hơn cho hành khách nhờ thân máy bay rộng nhất trong phân khúc", v.v.

Chiếc máy bay tầm trung đầu tiên trong lịch sử ngành hàng không Nga đã được lên kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2020. Nhưng rồi, mọi thứ bỗng đổ vỡ bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. 

Vào năm 2018, người Mỹ cùng với người Nhật đã từ chối cung cấp vật liệu composite cho chúng ta. Và 2 năm sau, do các lệnh trừng phạt chống Nga tiếp theo, số phận tương tự đã xảy ra với động cơ máy bay và các thiết bị trên máy bay của hãng Pratt & Whitney.

Khi các nguồn cung cấp nước ngoài bắt đầu cạn kiệt, câu "thay thế nhập khẩu" đã trở thành mệnh lệnh thần thánh để giải cứu. Các nhà thiết kế Nga đã thành công trong việc lập công ty sản xuất vật liệu composite của riêng họ. Họ đã trình làng và cấp bằng sáng chế cho một công nghệ truyền chân không độc đáo để sản xuất đế tiếp điện cho cánh máy bay. 

Cuối năm ngoái, MC-21 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên với động cơ PD-14 do Nga sản xuất. Vậy là, những lời nguyền rủa độc mồm, độc miệng từ nước ngoài đã không thể ngăn cản dự án tiên tiến của ngành công nghiệp máy bay Nga. 

Tuy nhiên, những trở ngại do Hoa Kỳ bầy ra thì vẫn còn và đã khiến việc hoàn thành nó bị chậm trễ đáng kể.

Những trở ngại chính dường như đã được khắc phục: vật liệu composite được thay thế bằng hàng nhập khẩu, động cơ PD-14 sản xuất trong nước đã được cấp chứng chỉ, không thua kém gì động cơ của Mỹ về đặc tính kinh tế kỹ thuật bay. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để ăn mừng chiến thắng. Chính phủ cũng buộc phải thừa nhận các khó khăn trong quá trình sản xuất máy bay tầm trung.

"Vẫn còn nhiều công việc nan giải để thay thế tới 40% linh kiện, thiết bị nước ngoài trên tàu bay trong dự án này", Phó Thủ tướng phụ trách Công nghiệp Quốc phòng Yuri Borisov lưu ý.

GÓT CHÂN ACHILLES CỦA KINH TẾ NGA

Sự phụ thuộc vào thiết bị điện tử nước ngoài đã trở thành "gót chân Achilles" của nền kinh tế Nga. 

Người đứng đầu Tập đoàn Nhà nước Rostec, ông Sergei Chemezov, cảnh báo nguồn cung cấp linh kiện điện tử, sản phẩm và phần mềm của nước ngoài có thể bị ngừng lại bất cứ lúc nào, vì vậy cần phải tăng tốc độ phát triển mặt hàng này ở Nga. Không thể hình dung được những thành tựu trong tương lai trong chế tạo máy bay, viễn thông, chăm sóc sức khỏe và các ngành công nghiệp khác sẽ ra sao nếu không có sự phát triển năng động của điện tử vô tuyến trong nước.

Theo Trưởng bộ phận phân tích của công ty Amarkets, Artem Deev, trong lĩnh vực linh kiện điện tử, hàng không Nga sử dụng khoảng 50% sản phẩm nội địa, phần còn lại được cung cấp từ nước ngoài. 

Mới đây, Thủ tướng Mikhail Mishustin, phát biểu trong một báo cáo trước Duma Quốc gia, đã thông báo về việc phân bổ các khoản đầu tư khổng lồ cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử - gần 280 tỷ Rúp trong 3 năm. Để thúc đẩy tiêu thụ vi điện tử trong nước, một bộ phận kích cầu đã được thành lập trong Bộ Số hóa. Nga cũng đã có kế hoạch cho tới năm 2024 sẽ sản xuất trong nước các loại sản phẩm điện tử chính được cả các doanh nghiệp tư nhân lẫn các công ty nhà nước tiêu thụ.

Sự gián đoạn trong việc cung cấp ngay chỉ một chi tiết quan trọng cũng có thể làm ngừng toàn bộ quá trình công nghệ. Tính dễ bị tổn thương này đang dần được loại bỏ thông qua việc thay thế nhập khẩu trong nhiều ngành công nghiệp và hơn hết là trong sản xuất. Tỷ trọng sản phẩm trong nước của các ngành này được nâng lên 60%. Tuy nhiên, tình cảnh giữa các ngành cũng lại có sự khác biệt.

Theo các chuyên gia, ngành hàng không phụ thuộc rất lớn vào phương Tây. Ví dụ, vào đầu những năm 2000, phòng thiết kế Sukhoi đã tạo ra máy bay chở khách Sukhoi Superjet 100 với kỳ vọng vào các thiết bị và linh kiện của nước ngoài. Vào thời điểm đó, hợp tác với các công ty phương Tây dường như là một điều gì đó hiển nhiên, và nó cũng tạo cơ hội để nhanh chóng chứng nhận một chiếc máy bay phù hợp với tiêu chuẩn phương Tây và thâm nhập được vào thị trường nước ngoài. 

Tuy nhiên, trong điều kiện của cuộc chiến cấm vận, việc phụ thuộc 70% vào các thành phần nước ngoài không phải là lợi thế, mà còn là một bài toán khó giải. Dự án MC-21 của tập đoàn Irkut sau đó cũng rơi vào tình trạng tương tự sau khi nó cùng với các doanh nghiệp sản xuất máy bay khác bị đưa vào danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Nga vượt thoát đòn knock-out của Mỹ và Nhật, máy bay MC-21 bắt đầu sản xuất hàng loạt - Ảnh 5.

CHIÊU "NHẤT TIỄN HẠ SONG ĐIÊU" CỦA MỸ THẤT BẠI

Xu hướng dựa dẫm vào sự hợp tác với phương Tây của các một số quan chức trong ngành công nghiệp đã giáng cho kinh tế Nga một vố đau. 

Khi Washington và Brussels thấy rằng Moscow, để bảo vệ lợi ích của mình, bắt đầu thể hiện sự độc lập thái quá trên trường quốc tế, liền quyết định biến sự phụ thuộc công nghệ của chúng ta vào phương Tây thành một cái thòng lọng. Bởi chiếc huân chương nào cũng luôn có mặt trái: nước Mỹ, trong khi luôn nói về một "trật tự thế giới dựa trên luật lệ", thì lại tìm cách ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa cạnh tranh nào đối với các công ty họ ngay từ trong trứng nước.

Các chuyên gia đưa ra kết luận rằng đòn trừng phạt nhằm vào dự án MC-21 của Nga là một hành động xấu chơi, không trung thực, bởi nó có thể lấy đi thị phần của máy bay Boeing và Airbus trên thị trường Nga và thế giới. 

Theo báo cáo của người đứng đầu Bộ Công Thương Denis Manturov, vào đầu năm, các hợp đồng cung cấp 175 máy bay MC-21 đã được ký kết, trong đó Aeroflot sẽ mua 50 chiếc. Nhưng nếu những chiếc Boeings trên các tuyến bay nội địa được thay thế bằng máy bay MC-21, người Mỹ có thể mất đi hàng chục tỷ USD.

Theo Roman Gusarov, tổng biên tập của Avia.ru, Mỹ muốn bắn hai con chim với một mũi tên  bằng các biện pháp trừng phạt này: không cho phép Nga phát triển công nghệ, và bằng mọi cách ngăn chặn các công ty phụ thuộc vào họ phải rời khỏi thị trường Nga. 

"Chính chúng ta vẫn vừa phải mua máy bay của họ, vừa chi tiền cho các bộ phận và sự bảo trì của họ. Nay thì khác rồi! Sẽ có máy bay nội địa vừa mới hơn lại vừa rẻ hơn".

Nga vượt thoát đòn knock-out của Mỹ và Nhật, máy bay MC-21 bắt đầu sản xuất hàng loạt - Ảnh 7.

Thủ tướng Mikhail Mishustin.

Thủ tướng Mikhail Mishustin nói: "Liên Xô là một trong những nước đi đầu thế giới về chế tạo máy bay. Nhưng sau khi Liên bang sụp đổ, ngành hàng không rơi vào khủng hoảng. Và chỉ đến đầu những năm 2000, sự hồi sinh của nó mới bắt đầu. Đất nước đã có thể vượt qua khó khăn, và chiếc máy bay MC-21 là một minh chứng rõ ràng cho điều này. 

Một cỗ máy thực sự tốt đã được ra đời, tốt nhất trong số các máy bay chở khách hạng này. "

Thay thế nhập khẩu là một quá trình bắt buộc và kéo dài. Do các lệnh trừng phạt và sự cắt đứt quan hệ kinh tế, đã đến lúc cần thiết phải thiết lập gần như từ đầu việc sản xuất động cơ trực thăng, nhà máy điện tuabin khí cho các tàu chiến hiện đại và các trạm bơm cho tàu ngầm hạt nhân mới nhất. Có rất nhiều việc như vậy cần làm lúc này.

Roman Gusarov cho biết: "Chúng tôi đã phát triển công nghệ và hiện đại hóa trong một thập kỷ. Quá trình thay thế nhập khẩu đòi hỏi thời gian và chi phí bổ sung sẽ phải thực hiện. Tốt nhất là phản ứng lại các bước đi không thân thiện của Hoa Kỳ bằng cách vượt qua các lệnh trừng phạt, sử dụng tất cả các nguồn dự trữ nội bộ và nguồn lực trí tuệ."


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại