Màn diễu binh "Voi đi bộ" hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản

Sao Đỏ |

Trang Sina (Trung Quốc) vừa đăng tải chùm ảnh ghi lại một cuộc biểu dương lực lượng kiểu "voi đi bộ" hiếm hoi của các máy bay vận tải C-1 trong biên chế Không quân Nhật Bản.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 1.

C-1 là chiếc máy bay vận tải hạng trung 2 động cơ do Tập đoàn công nghiệp nặng Kawasaki (Kawasaki Heavy Industries) chế tạo nhằm thay thế những chiếc C-46 của Mỹ. Tổng cộng đã có 31 chiếc C-1 xuất xưởng và tính đến thời điểm hiện nay vẫn còn 25 máy bay đang hoạt động.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 2.

Vận tải cơ Kawasaki C-1 được thiết theo những yêu cầu riêng của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản, chương trình bắt đầu từ năm 1967 và hoàn thành vào năm 1974. Máy bay được lắp động cơ Pratt & Whitney JT8D-9 do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất theo giấy phép.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 3.

Chiếc C-1 có chiều dài 29 m; sải cánh 30,6 m; chiều cao 9,99 m; trọng lượng rỗng 23.220 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 38.700 kg; sức tải trung bình 8 tấn; khoang chứa hàng cao 3,8 m đủ sức tiếp nhận các loại phương tiện thông dụng như pháo hay xe bọc thép, ngoài ra nó có thể chở 60 người, hoặc 45 lính dù, hoặc 36 cáng cứu thương.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 4.

Điểm nổi bật của chiếc C-1 là khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, nó chỉ yêu cầu phi đạo có độ dài 1.200 m khi mang tải 6 - 10 tấn. Máy bay có vận tốc lớn nhất 806 km/h, tốc độ hành trình 657 km/h, trần bay 11.580 m. Phi hành đoàn bao gồm 5 người, trong đó có 2 phi công và 3 nhân viên kỹ thuật hàng không.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 5.

Thiết kế của chiếc C-1 được cho là chịu ảnh hưởng từ nguyên mẫu C-141 của Hoa Kỳ nhưng phần thân ngắn hơn nhiều, nó mang hình dáng và tính năng điển hình của máy bay vận tải khi sở hữu cánh đuôi cao hình chữ T, càng đáp sử dụng nhiều bánh chịu nặng, động cơ phản lực dưới cánh hay hệ thống băng tải đi kèm...

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 6.

Kết cấu như vậy mang lại các lợi ích như có đủ khoảng không lắp động cơ lớn, ngăn ngừa vướng phải dị vật trên đường băng, bảo đảm an toàn cho máy bay, sàn khoang chứa hàng thấp giúp giải phóng hàng hóa nhanh chóng. Chiếc C-1 có nhược điểm là thiết kế tạo ra trạng thái thiếu ổn định khi bay ở tốc độ cận âm.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 7.

Tầm bay của chiếc C-1 chỉ đạt 2.400 km khi không mang tải do Nhật Bản khi đó chịu giới hạn về kiểm soát hoạt động của lực lượng vũ trang rất chặt chẽ, nó chính là máy bay vận tải hạng trung có tầm hoạt động ngắn nhất thế giới, cho nên vào thời điểm hiện tại chiếc C-1 không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của không quân nước này.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 8.

Mặc dù sau đó chiếc C-1 đã được hiện đại hóa ở lô sản xuất cuối cùng bằng cách mở rộng thêm phần thân để tăng kích thước khoang hàng hóa cũng như bồn chứa nhiên liệu (mang thêm được 4.730 lít xăng), giúp cho tầm bay nhảy vọt lên trên 3.000 km, nhưng về cơ bản C-1 vẫn không được tin dùng bằng C-130J.

Màn diễu binh Voi đi bộ hoành tráng của phi đội vận tải cơ Nhật Bản - Ảnh 9.

Trên cơ sở chiếc vận tải cơ C-1, Nhật Bản đã phát triển biến thể máy bay tác chiến điện tử EC-1, đặc điểm nhận dạng là phần mũi của nó bị "loe" ra trông như một chiếc lốp xe hơi. Với việc "người em" Kawasaki C-2 sở hữu nhiều ưu điểm chính thức vào biên chế trong năm ngoái, dự báo phi đội 26 chiếc C-1 còn lại đã sắp đến thời kỳ "nhận sổ hưu".

Máy bay vận tải Kawasaki C-1 trình diễn tính năng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại