Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel

Lê Hùng – Nguyễn Hoàng |

Trước quan hệ Xô – Trung được bình thường hóa vào cuối những năm 80, giữa hai nước hầu như không có quan hệ hợp tác quân sự- kỹ thuật

Trung Quốc buộc phải hiện đại hóa các tên lửa Xô Viết cũ và sao chép các mẫu của Phương Tây. Do Phương Tây đứng đầu là Mỹ và Bắc Kinh có nhiều quan điểm trùng hợp trong lập trưởng chống Liên Xô nên chỉ trong một thời gian ngắn (trước khi xảy ra sự kiện sự kiện Thiên An Môn), các kỹ sư Trung Quốc đã có điều kiện tiếp cận một số mẫu vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự Phương Tây. Một số mẫu được mua hợp pháp, một số mẫu khác do Tình báo Trung Quốc khai thác được.

Kết quả của việc tiếp cận công nghệ Phương Tây là vào những năm 80-90, một loạt tên lửa có hình dạng và các tính năng tương đương với các mẫu của Mỹ và Pháp đã được đưa vào trang bị cho Không quân và Hải quân PLA.

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 1.

Tên lửa chống hạm YJ-8

Vào nửa sau những năm 80, Trung Quốc triển khai sản xuất quy mô lớn tên lửa chống hạm YJ -8 (C-801). Từ năm 1987, YJ -8 bắt đầu được trang bị cho các khinh hạm Trung Quốc dự án 053H2 đã được hiện đại hóa.

Tên lửa YJ-8 có hình dạng bên ngoài khác hẳn các tên lửa chống hạm trước đó và có các tính năng tác chiến, kích thước rất giống với tên lửa chống hạm Exocet của Pháp.

Tên lửa YJ -8 Trung Quốc cũng sử dụng động cơ nhiên liệu rắn. Cự ly tác chiến khoảng 40 km .

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 2.

Việc thiết kế và sản xuất hàng loạt YJ -8 (C-801) được coi là một thành tựu lớn của khoa học quân sự và công nghiệp Trung Quốc. Tên lửa này được đưa vào trang bị cho Hải quân PLA chỉ 10 năm sau khi tên lửa chống hạm Exocet của Pháp được đưa vào trang bị cho Quân đội nước này.

Phiên bản YJ-8 cho các máy bay JH-7 và H-6 có ký hiệu YJ-8K. Chỉ vài năm sau khi các tên lửa chống hạm trong các container phóng bố trí dưới boong tàu được đưa vào trang bị, Trung Quốc tiếp tục cho thử nghiệm và đưa vào trang bị tên lửa cánh gấp YJ -8Q có thể phóng từ các ống phóng ngư lôi của các tàu ngầm khi đang lặn.

Tất cả các biến thể của YJ -8 đều có đầu tự dẫn xung chủ động. Ở quỹ đạo bay hành trình, tên lửa bay ở độ cao 20-30 m, khi tiếp cận mục tiêu hạ xuống còn 5-7 m .

Ngoài phiên bản đầu tự dẫn radar chủ động, để tiêu diệt các kiểu mục tiêu khác nhau, các kỹ sư Trung Quốc đã phát triển từ YJ -8 các phiên bản với hệ thống dẫn đường tầm nhiệt, radar bán chủ động… Phiên bản tên lửa chống hạm phóng từ máy bay với đầu tự dẫn hồng ngoại có ký hiệu KD-88.

Sau đó, YJ -8 được phát triển thành các phiên bản hiện đại hơn. Ví dụ, YJ -81 nhiên liệu rắn cải tiến có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly hơn 60 km.

Mặc dù động cơ phản lực nhiên liệu rắn có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm - cự ly bắn của nó không lớn. Chính vì vậy mà các kỹ sư Trung Quốc bắt đầu thiết kế chế tạo tên lửa chống hạm YJ-82 (C-802) động cơ turbin phản lực.

Trong lượng và đường kính tên lửa tăng lên. Cự ly phóng YJ-82 cũng tăng gấp đôi so với YJ-81.

Tên lửa YJ-82 được lắp hệ thống điều khiển hiện đại hơn. Độ cao bay hành trình của tên lửa tùy thuộc vào điều kiện sóng biển có thể hạ xuống còn 10-20 m. Khi còn cách mục tiêu vài km, độ cao bay của tên là 3-5 m.

Đầu tác chiến xuyên thép – bộc phá nổ chậm trọng lượng 165 kg có thể làm hư hại nặng các tàu lớp khu trục.

Các tính năng kỹ - chiến thuật của YJ-82 được cho là gần tương đương với RGM-84 Harpoon của Mỹ. Điểm khác là YJ-82 ra đời sau RGM-84 Harpoon tới 17 năm.

Còn một mẫu tên lửa chống hạm hiện đại nữa của Trung Quốc là YJ-83 (C-803), lần đầu tiên được trưng bày năm 1999. Do sử dụng động cơ turbin phản lực tiết kiệm nhiên liệu nên tầm bắn của tên lửa lên đến 180 km, còn đối với phiên bản dùng cho máy bay là KD-88, tầm bắn lên tới 250 km. Trọng lượng đầu tác chiến - 185 kg.

Theo các nguồn tin từ Trung Quốc thì YJ-83 sử dụng đầu tự dẫn radar chống nhiễu với trường quét rộng đảm bảo khả năng chống cả nhiễu chủ động và thụ động và tăng xác xuất bắn trúng mục tiêu. Ở giai đoạn bay hành trình, cùng với hệ thống quán tính, YJ-83 còn được dẫn đường bằng vệ tinh, độ cao của tên lửa được điều chính bằng thiết bị đo cao laser.

Cũng các nguồn tin Trung Quốc nói trên khẳng định là ngay trước khi tấn công mục tiêu, tên lửa đạt tốc độ siêu âm, nhưng các chuyên gia Nga cho rằng căn cứ vào hình dáng phần đầu của YJ-83, có đủ cơ sở để nghi ngờ khẳng định này.

Tên lửa YJ-8 được sản xuất với khối lượng lớn, chúng được trang bị cho tàu ngầm, tàu khu trục, khinh hạm, các tàu tên lửa cỡ nhỏ, máy bay ném bom JH-7 và H-6, các máy bay tiêm kích J-15 , J-10 và J-17, máy bay tuần tiễu Y-8J.

Tên lửa YJ-82 cũng được xuất khẩu sang các nước Angeria, Bắc Triều Tiên, Iran , Indonexia, Myanma, Thái Lan, Pakistan và Syria. Tại Iran, các chuyên gia Trung Quốc đã giúp nước này tự sản xuất tên lửa YJ-8 – ký hiệu là “Nur”.

Còn một mẫu tên lửa chống hạm nữa là kết quả của "quá trình xích lại gần nhau" giữa Trung Quốc với các nước Phương Tây – đó là tên lửa YJ- 7 (C-701).

Tên lửa chống hạm cỡ nhỏ này của Trung Quốc, theo các chuyên gia Nga, có thể là phiên bản sao chép của tên lửa hàng không AGM-65 Maverick của Mỹ chuyên sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất từ các máy bay của không quân chiến thuật và không quân hải quân.

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 8.

Nhưng YJ-7 khác với nguyên mẫu AGM-65 Maverick của Mỹ ở chỗ là ngoài khả năng phóng từ máy bay và máy bay lên thẳng, nó còn có thể phóng từ các tổ hợp phóng lắp trên các tàu nhỏ hoặc trên khung gầm xe ô tô vận tải. Biến thể đầu YJ-7 đầu tự dẫn hồng ngoại với trọng lượng phóng 117 kg và cự ly bắn 25 km mang đầu tác chiến 29 km. Tốc độ tên lửa – 0,8 M .

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 9.

Năm 2008, tại Triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7, lần đầu tiên YJ-73 ( C-703) đầu tự dẫn radar giải sóng milimet được giới thiệu. Tiếp theo nó là YJ-74 (C-704) và YJ-75 ( C-705) với đầu tự dẫn radar giải sóng centimet.

Cự ly bắn của các biến thể này lên tới 35 km. Tên lửa chống hạm cải tiến 75KD được lắp động cơ turbin phản lực thu nhỏ nên tầm bắn tăng lên 110km.

Đường bay của tên lửa trước khi tới điểm khóa mục tiêu được điều chỉnh bằng hệ thống dẫn đường bằng tín hiệu vệ tinh. Ngoài các mục tiêu nổi trên biển, YJ-75KD cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất.

YJ-7 đã được bán cho Iran và từ đây nó rơi vào tay các chiến binh Phong trào Hezbollah. Trong cuộc chiến tranh Li Băng năm 2006, Hezbollah đã sử dụng tên lửa YJ-7 Trung Quốc sản xuất tấn công tàu hộ vệ Hanit của Israel. Tàu bị hỏng nhưng không chìm, 4 thành viên kíp thủy thủ Israel tử trận .

Tháng 3/2011, các tàu chiến Israel đã chặn và khám xét tàu hàng "Victoria" mang cờ Liberia có hải trình từ cảng Latakia (Syria) đến cảng Alecsandria (Ai Cập) cách bờ biển Israel 200 hải lý. Trong khi khám xét, lính đặc nhiệm Israel đã phát hiện một lô vũ khí cùng đạn dược nặng 50 tấn được giấu dưới các kiện hàng bông và đậu .

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 10.

Tên lửa YJ-74 Trung Quốc được phát hiện trên tàu " Victoria"

Tàu "Victorria" được áp giải về Cảng Ashlot của Israel và số hàng lậu nói trên được bốc dỡ lên bờ. Trong khi khám xét, hải quan Israel phát hiện 6 tên lửa YJ-7 trong các ống vận chuyển – phóng và 2 raddar điều khiển.

Trung Quốc cũng đã bán YJ-7 cho Iran, Bangladesh, Syria, Ai cập và Indonexia.

Năm 2004, Trung Quốc cho "trình làng" tên lửa TL – 6 trang bị cho các tàu tuần tiều cỡ nhỏ và máy bay lên thẳng. Nhiều chuyên gia cho rằng, tên lửa chống hạm cỡ nhỏ TL-6 Trung Quốc có nguyên mẫu là AS.15TT Aеrospatiale của Pháp.

Tên lửa nhiên liệu rắn này có cự ly bắn là 35 km, mang đầu tác chiến xuyên thép – bộc phá nặng 30 kg.

Nga tiết lộ tên lửa chống hạm Trung Quốc: Đích ngắm Israel  - Ảnh 11.

Tên lửa TL-6 được lắp đầu tự dẫn radar chủ động. Theo các chuyên gia Trung Quốc , kiểu tên lửa tương đối nhỏ gọn và rẻ tiền này rất thích hợp trong việc tiêu diệt các mục tiêu là các tàu có lượng giãn nước < 1.000 tấn và chống lại các chiến dịch đổ bộ ven bờ.

Còn một phiên bản nữa là TL-10 gọn nhẹ hơn TL-6 . Còn các tổ hợp tên lửa bờ của PLA được trang bị FL-9 có một số tính năng tương đương với YJ-82. Theo các nguồn tin công khai , ngoài Hải quân Trung Quốc, tên lửa những biến thể vừa nói tới ở trên cũng được cung cấp cho Iran. Tháng 12/2008.

Hải quân Iran đã cho thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm "Nasr-1" – đươc coi là chế tạo theo mẫu của TL-6 Trung Quốc .

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại