Nga đang giữ "thẻ bài" lợi hại trong tay: Mỹ chỉ có một đường - Rút khỏi Syria?

Lê Ngọc Thống |

Nga dường như đã dọn sẵn cho Mỹ một con đường: Rút khỏi Syria. Phải chăng đây là con đường danh dự, tốt cho nước Mỹ?

Mỹ, Anh và Pháp có thể sẽ tấn công Quân đội Syria (SAA) nếu như thực sự phát hiện ra SAA "dùng vũ khí hóa học giết hại dân thường". Đây là tuyên bố chính thức của chính quyền Anh, Pháp và Mỹ khi chiến dịch Damascus Steel xảy ra.

Riêng với Mỹ thì đã có tiền lệ khi họ từng phóng 59 quả tên lửa Tomahawk vào Syria hủy diệt căn cứ không quân Shayrat - nơi được cho là có kho cất trữ vũ khí hóa học (VKHH) của Quân đội Syria.

Từ góc nhìn quân sự, ta không quan tâm việc SAA của sử dụng VKHH hay không vì điều này không thuộc vào việc vạch ra phương án, kế hoạch tác chiến của cơ quan tham mưu, thậm chí SAA có sử dụng VKHH thật, thì điều kiện tác chiến không cho phép, cuộc tấn công vẫn không xảy ra.

Vậy, liệu 3 cường quốc Anh, Pháp và Mỹ có tấn công vào SAA như họ nói hay không? Và, nếu thế, Nga sẽ đối phó như thế nào?

Nga đang giữ thẻ bài lợi hại trong tay: Mỹ chỉ có một đường - Rút khỏi Syria? - Ảnh 1.

Tăng thiết giáp Quân đội Syria chuẩn bị cho cuộc tấn công vao Đông Ghouta

Nga đang giữ "thẻ bài" lợi hại trong tay!

Tại sao Mỹ chưa dám tấn công trực tiếp, công khai vào quân đội Syria như đã từng với quân đội Iraq của Saddam Hussein?

Mỹ-NATO tất nhiên không dám gây chiến, đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, một cường quốc hạt nhân, nhưng tại Syria, cả Nga và Mỹ - Phương Tây đang đối đầu nhau bằng "cuộc chiến giá rẻ", trong đó Nga và Mỹ - Phương Tây chủ yếu sử dụng lực lượng không quân.

Về nguyên tắc, Nga không dùng tên lửa S-400 của mình để diệt máy bay Mỹ, nhưng thứ khiến Mỹ - Phương Tây vẫn phải ngán ngại, lo sợ chính là "thẻ bài" lợi hại, cực kỳ nguy hiểm mà Nga có thể tung ra, đó chính là trang bị hệ thống phòng không tối tân S-300 và thậm chí cả S-400… cho Quân đội Syria.

Nga đang giữ thẻ bài lợi hại trong tay: Mỹ chỉ có một đường - Rút khỏi Syria? - Ảnh 2.

Tên lửa S-400 Nga ở Syria.

Đâu đó có nhận định khá logic và có thể chấp nhận được là dù người Syria có trình độ yếu kém đến mấy thì họ cũng đủ sức để học sử dụng thành thạo S-300 và S-400. Nếu như ai đó nghĩ rằng người Nga chưa đào tạo các kíp chiến đấu cho Syria sử dụng hệ thống phòng không này là ngây thơ…

Người Việt Nam, thay vì 1,5 năm thì chỉ cần 6 tháng là đủ trình độ để sử dụng SAM-3 (S-125 Pechora), sẵn sàng tham chiến trong trận "Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972" thì với người Syria, đã hơn 2 năm là quá đủ.

Không ai dám chắc là liệu rằng tại Nga hoặc tại căn cứ không quân Khmeimim đã có các lớp đào tạo cho người Syria sử dụng hệ thống phòng thủ tối tân này hay không và nếu có thì vấn đề cuối cùng chỉ là khi nào thì đưa toàn bộ hệ thống tên lửa S-300, S-400… cho quân đội Syria sử dụng mà thôi.

Hệ thống phòng không Nga được coi như là một "vũ khí địa chính trị" khi các quốc gia Trung Đông nhận ra sự "không hiệu quả" của hệ thông phòng không Mỹ - Phương Tây trang bị. Vì bản chất vấn đề ở chỗ, vùng trời của họ bị Mỹ - Phương Tây ra, vào, tùy thích và do đó, an ninh quốc gia của họ phần nào bị Mỹ - Phương Tây khống chế…

Chính vì thế, Ả rập-Xê út, Iraq, Qatar, Ai Cập…và thậm chí Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn trang bị hệ thống phòng không Nga như S-400 để khi cần, ít nhất họ có thể buộc không quân Mỹ - Phương Tây không thể tự do trên bầu trời của mình. Họ muốn độc lập về đối ngoại.

Mỹ tất nhiên sẽ không để yên và tìm cách ngăn chặn việc mua, bán S-400, vì đó là "vũ khí địa chính trị" chứ không vì bị Nga tranh dành thị trường.

Nga đang giữ thẻ bài lợi hại trong tay: Mỹ chỉ có một đường - Rút khỏi Syria? - Ảnh 3.

Tên lửa phòng không Buk-M2 của Quân đội Syria.

Vậy tại sao Putin chưa tung "thẻ bài" này ra trên chiến trường Syria?

Do Nga đã thiết lập một vùng cấm bay trên vùng chiến sự Syria, làm chủ tình huống "không đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ", cho nên, không cần thiết hệ thống phòng không của SAA.

Tuy nhiên, đã xảy ra nhiều sự kiện, như tấn công căn cứ Nga, bắn hạ Su-25, tấn công SAA tại Deir Ezzor ngày 7/2… Truyền thông Nga nghi ngờ các sự kiện này dường như có "dấu vân tay" của Mỹ và Israel trong việc cung cấp vũ khí, trang bị kỹ thuật… cho những nhóm vũ trang đối lập.

Và, cú bắn hạ tiêm kích F-16 của Israel được cho là đòn cảnh cáo cuối cùng trước khi Nga trang bị hệ thống phòng không cho quân đội Syria.

Nếu không quân Mỹ, Israel cứ cố tình tấn công vào quân đội Syria thì Syria sẽ đáp trả bằng hệ thống phòng không Nga cung cấp, lúc đó hậu quả không quân Mỹ, Israel phải chịu mà Nga không có lỗi. Chấm hết.

Nga-Thổ Nhĩ Kỳ gây áp lực khiến Mỹ-Phương Tây rối loạn tại Syria

Ở Syria cứ tưởng Mỹ và đồng minh chỉ có "thẻ bài người Kurd", nhưng khi chiến trận Đông Ghouta nổ ra mới biết họ cũng đang "đầu tư", hy vọng vào đây rất nhiều trong chiến lược lật đổ Assad, gây bất ổn Syria… Tuy nhiên, cả hai kết quả "đầu tư" của Mỹ đang nguy cơ phá sản.

1. "Thẻ bài người Kurd" đang buộc Mỹ phải rơi vào một lựa chọn khắc nghiệt, hoặc là người Kurd Syria hoặc là Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh NATO.

Mất Thổ Nhĩ Kỳ thì có nghĩa Nga sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ và kéo theo Biển Đen qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ đến Địa Trung Hải, Nga sẽ làm chủ hoàn toàn. Khi đó, hướng phòng thủ phía Nam của NATO bị sụp đổ…

Điều thú vị là có một số tờ báo Phương Tây và Ả Rập lại tố cáo Nga "bật đèn xanh" cho Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Afrin… Đúng thế! Nếu Nga cản trở thì Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dám tấn công và lúc đó, Mỹ sẽ yên tâm chơi "thẻ người Kurd", nhưng Nga đâu phải là đồng minh của Mỹ.

Rõ ràng, quyết tâm chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ là muốn Mỹ cắt đứt quan hệ với Kurd, nghĩa là, Mỹ phải rút quân khỏi Bắc Syria, trùng khớp với ý đồ của người Nga, cho nên, Nga tạo điều kiện, thống nhất kế hoạch… với Thổ Nhĩ Kỳ thì không có gì ngạc nhiên.

2. Chiến dịch Đông Ghouta. Mỹ - Phương Tây chỉ còn vị trí địa chiến lược quan trọng cuối cùng trong chiến lược lật đổ chính quyền Assad, gây bất ổn, đe dọa tiến trình hòa bình của Nga tại Syria là Đông Ghouta.

Không ai ngờ tại sát nách Thủ đô Damascus, Mỹ - Phương Tây lại "đầu tư" vào đây nhiều như vậy, theo như truyền thông Nga. Và, khi Nga - Syria đang tấn công để "lau sạch" căn cứ này thì họ phản ứng gay gắt quyết liệt còn hơn cả tại Aleppo.

Quyết tâm của Nga-Syria trong trận quyết chiến chiến lược để đập tan sào huyệt cuối cùng nguy hiểm này mà lực lượng đứng đằng sau được cho là Mỹ - Phương Tây, chiến thắng không chỉ là phương án mà là còn hơn thế, đó là sự sống còn cho một giải pháp chính trị đem đến hòa bình, ổn định cho Syria hậu chiến.

Quyết tâm này được chứng tỏ khi Putin đã điều ngay 4 chiếc Su-57, máy bay tàng hình hiện đại nhất của Không quân Nga (VKS Nga), sang chiến đấu trong chiến dịch Đông Ghouta.

Chiến dịch giải phóng Đông Ghouta diễn ra mà sự tham gia của VKS Nga đúng như Tổng thống Putin đã tuyên bố "là chưa từng có, không giống như bất cứ điều gì chúng đã thấy".

Diễn biến chiến dịch Đông Ghouta với cường độ như hiện nay, nếu Mỹ và Phương Tây không có cách để can thiệp thì Đông Ghouta sẽ giải phóng chỉ là vấn đề thời gian.

Mất Đông Ghouta, Mỹ - Phương Tây không còn gì tại Syria?

Quả thật, tình thế và thế trận tại Syria của Mỹ - Phương Tây đều đưa đến cho Mỹ - Phương Tây sự lựa chọn vô cùng khó khăn, ngặt nghèo. Theo logic, Mỹ chỉ còn một con đường rút khỏi Syria để bảo vệ đại cục, lợi ích toàn cầu…

Rốt cuộc, Tổng thống Putin đã dọn sẵn cho Mỹ một con đường: Rút khỏi Syria và cùng với Nga tham gia vào tiến trình giải pháp hòa bình tại Syria. Đây là con đường danh dự, tốt cho nước Mỹ bởi vì, cũng như Nga, Syria chỉ là một "sân chơi" nhỏ với Nga. Tham vọng của Nga không chỉ dừng ở đó…

Nhưng, thực hiện lựa chọn khác, liệu Mỹ - Phương Tây tấn công Quân đội Syria để cứu nguy cho Đông Ghouta? Và nếu có thì bằng cách nào?

Quân đội Syria tấn công mở đường tiến vào Đông Ghouta

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại