Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu?

Bình Nguyên |

Việc 4 tiêm kích Su-57 tối tân của Nga đang có mặt tại Syria là điều không cần bàn cãi và chắc chắn đi kèm theo những chiến đấu cơ này là một lực lượng đặc biệt hùng hậu.

Sức mạnh chiến đấu của Không quân Nga nhân lên gấp bội

Việc 4 tiêm kích Su-57 tối tân cùng hàng loạt tiêm kích đa năng Su-35 hiện đại Nga xuất hiện tại Syria đã khiến sức mạnh chiến đấu của lực lượng Không quân viễn chinh của nước này được nhân lên nhiều lần.

Mặc dù sẽ không tham gia chiến đấu trực tiếp (theo như thông tin của báo Kommersant), nhưng sự xuất hiện của tiêm kích Su-57 ở Syria đã tạo nên một sức răn đe rất lớn buộc những cái đầu nóng của các "thế lực thù địch" phải dịu lại.

Tất nhiên, trong trường hợp bị tấn công trực diện hoặc các lực lượng Nga ở Syria bị đe dọa, không loại trừ khả năng Su-57 sẽ buộc phải tham chiến chính thức.

Điều này chẳng ai mong muốn sẽ xảy ra bởi khi đó mức độ tham gia trong cuộc chiến ở Syria của Nga sẽ lên một tầm cao mới, khốc liệt hơn. Bất cứ ai, kẻ nào dám đánh vào niềm kiêu hãnh của Nga thì sẽ đều phải nhận "đòn thù" đáp trả tương xứng và ở mức độ khủng khiếp hơn.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-57

Theo chân tiêm kích Su-57 là một lực lượng đặc biệt hùng hậu

Như đã nói ở trên, ngoài các máy bay tiêm kích đa năng Su-35 đi cùng Su-57 sang Syria với nhiệm vụ hộ tống, dẫn đường thì Không quân Nga còn điều thêm sang chiến trường này các máy bay cường kích Su-25 đã qua nâng cấp cũng như 2 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50U (AWACS) cũng mới được hiện đại hóa.

Nhưng đó mới chỉ là những thứ có thể quan sát được vì chúng bay trên bầu trời, chẳng thể giấu được ai, còn trên thực tế, lực lượng Nga điều sang Syria chắc chắn là đặc biệt hùng hậu.

Có thể thấy, trước khi tiêm kích Su-57 sang Syria ít lâu, Nga đã điều thêm tên lửa phòng không S-400 và cận vệ của chúng là các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng đánh bại các đòn tập kích đường không ở mọi quy mô, ở mọi cấp độ không chỉ của phiến quân khủng bố mà còn cả của "các thế lực thù địch".

Tiếp đó, trên đường biển, các nhà quan sát ghi nhận có thêm các binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm Nga đổ bộ vào cảng Tartus. Dường như đặc nhiệm Nga vừa tham gia vào bảo vệ các căn cứ đặc biệt quan trọng như Khmeimim và Tartus, vừa tham gia vào các chiến dịch truy quét phiến quân khủng bố ở Đông Ghouta và nhiều địa bàn khác.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 2.

Đặc nhiệm Nga trên một tàu vận tải quân sự mới tới Syria khoảng giữa tháng 2 vừa qua.

Cả hai lực lượng trên (tên lửa phòng không và đặc nhiệm) Nga đều đã yên vị ở Syria trước khi tiêm kích Su-57 xuất hiện, chứng tỏ họ đã tính toán đường đi nước bước rất kỹ để đảm bảo an toàn tối đa cho những con "át chủ bài" của Không quân nước này trong tương lai.

Đồng thời, để đảm bảo cho Su-57 hoạt động ở Syria cần phải có một nhóm kỹ thuật viên mặt đất như thợ máy, nhân viên điện tử hàng không, vũ khí hàng không, xăng dầu,... Nhóm này có thể lên tới vài chục người vốn đã được đào tạo để vận hành cho Su-57.

Tất nhiên, các kỹ thuật viên mặt đất có sẵn ở Syria cũng có thể tham gia đảm bảo, nhưng mức độ thành thạo sẽ kém hơn.

Chưa hết, Su-57 chưa phát triển hoàn thiện để sản xuất loạt, cần phải thực hiện thêm nhiều thử nghiệm nữa mới qua được nghiệm thu cấp nhà nước và như đã nói mục đích chính chúng được điều sang để thử nghiệm hệ thống điện tử hàng không (radar) và tác chiến điện tử do vậy các công trình sư - những nhà thiết kế chế tạo của Tập đoàn Sukhoi cũng sẽ sang Syria.

Đi cùng tiêm kích Su-57 Nga sang Syria là một lực lượng đặc biệt hùng hậu? - Ảnh 3.

Nhiệm vụ của họ vừa để đảm bảo cho tiêm kích tàng hình Su-57 hoạt động suôn sẻ, sửa chữa hỏng hóc (nếu có phát sinh) vừa thực hiện các cuộc thử nghiệm nhằm ghi nhận những hạn chế để có điều chỉnh tối ưu hóa hoạt động của các máy bay này.

Ngoài 4 phi công chính (có lẽ là những người ưu tú nhất) đã điều khiển các tiêm kích Su-57 nói trên vượt hàng nghìn km từ Nga bay sang Syria thì có thể một số phi công khác đã bay trên loại tiêm kích tàng hình này cũng được điều sang đây vừa để huấn luyện chiến đấu, vừa để thay nhau làm phi công dự bị trong tình huống xảy ra xung đột cần phải xuất kích dồn dập.

Tiêm kích Su-57 biểu diễn tại Triển lãm hàng không MAKS-2017

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại