Vũ khí độc đáo của Israel
Phát ngôn viên của lực lượng Phòng vệ Israel, Trung tá Jonathan Conricus cho biết Israel vừa đưa vào sử dụng một phương tiện bay không người lái mới có tên Heron TR, để sẵn sàng đối phó với hệ thống phòng không S-300 mà Nga đang cân nhắc sẽ cung cấp cho quân đội chính phủ Syria.
Heron TR là một phiên bản cải tiến của loại máy bay không người lái Heron và Eitan UBPLA, đây là loại máy bay không người lái đa nhiệm lớn nhất của Tập đoàn Taasiya Avirit - Israel đã được chế tạo.
Đặc điểm nổi bật của Heron TR đó là khi hoạt động, không cần liên kết với tín hiệu vô tuyến trực tiếp, của trung tâm điều khiển mặt đất, như các loại máy bay không người lái thông thường khác, mà sử dụng tín hiệu điều khiển bằng các kênh vệ tinh; do vậy mở rộng đáng kể khả năng kỹ thuật và chiến đấu của nó.
Chức năng chính của Heron TR đó là khả năng chế áp điện tử các hệ thống phòng không của đối phương; ngoài ra nó còn thực hiện một loạt các nhiệm vụ chiến lược khác, bao gồm thu thập thông tin, theo dõi các đối tượng, bao gồm cả hình ảnh và video, nghe trộm và nhiều tính năng khác nữa.
Heron TR do Israel chế tạo.
Nếu được trang bị vũ khí, Heron TR có thể tiến công các mục tiêu bằng bom và tên lửa có điều khiển.
Phạm vi sải cánh của Heron TR là 26 mét, tương đương với sải cánh máy bay chở khách Boeing 737. Nếu không tiếp nhiên liệu, Heron TR có thể hoạt động liên tục trong không trung đến 36 giờ, trần bay là 4.500 mét; vận tốc tối đa 460 km/h; khi bay với tốc độ 296 km/h, về mặt lý thuyết, Heron TR có thể bay tới 14.800 km.
Bên cạnh đó, Heron TR có thể hạ cánh tạm thời ở những đường băng ngắn, trên các đường cao tốc, thậm chí là sa mạc có địa hình tương đối bằng phẳng, để tiếp nhiên liệu, vũ khí hoặc bảo dưỡng nhanh; Heron TR rất phù hợp với lực lượng đặc biệt của Israel, việc cất hạ cánh của Heron TR hoàn toàn điều khiển từ xa.
Loại máy bay không người lái này giúp lực lượng phòng vệ Israel (IDF) giải quyết các nhiệm vụ chiến thuật và cả chiến lược mà không sợ gây nguy hiểm tính mạng binh lính.
Sẵn sàng xử đẹp tên lửa S-300
Việc IDF tuyên bố đưa vào sử dụng máy bay không người lái Heron TR, có lẽ là phản ứng của Israel về việc Nga tuyên bố cung cấp các hệ thống phòng không S-300 cho Syria.
Đồng thời cũng để trấn an dư luận trong nội bộ Israel, khi những thế lực cứng rắn của Israel tuyên bố, cần phải hành động phá hủy các hệ thống tên lửa S-300, ngay sau khi Nga bàn giao cho Syria; để loại trừ các mối họa về sau với lực lượng không quân Israel.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 Favorit, mà Nga đang có ý định bàn giao cho Syria có khả năng tấn công các mục tiêu khí động học (máy bay, tên lửa hành trình) ở khoảng cách đến 150 km, độ cao tiêu diệt từ 60 m đến 27 km. Ngoài ra, S-300 còn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu là tên lửa đạn đạo ở cự ly đến 40 km, với độ cao 30 km.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo.
Một hệ thống S-300 có thể theo dõi liên tục 100 mục tiêu, khóa và bắn vào sáu mục tiêu đang bay ở tốc độ lên đến 8,5 m/giây, đồng thời điều khiển 2 tên lửa bắn vào 1 mục tiêu. Radar của S-300 có khả năng phát hiện mục tiêu hoạt động trong phạm vi bán kính 300 km, cho phép phát hiện các mục tiêu bay thấp ở độ cao 60 m ở khoảng cách 40 km.
Biên chế của mỗi tiểu đoàn S-300 gồm những thành phần chính sau: hệ thống điều khiển và chỉ huy 83M6E, đài radar điều khiển hỏa lực 30N6E, đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E và 12 xe mang phóng tự hành 5P85SE, mỗi xe chở 4 đạn, cùng các bộ phận hỗ trợ khác.
Tuy nhiên, trên thực tế, Israel có khả năng tác chiến điện tử rất mạnh; dựa theo những tài liệu đã được công bố, các thiết bị điện tử được lắp đặt trên các máy bay quân sự của Israel hoàn toàn có thể làm mù radar S-300, hoặc chuyển hướng các tên lửa đã phóng ra khỏi mục tiêu.
Công bằng đánh giá, các chuyên gia quân sự hàng đầu của Israel đã có cơ hội để nghiên cứu chi tiết hệ thống phòng không S-300, hiện có trong biên chế của quân đội Hy Lạp.
Điều đó có thể giả định rằng, Israel đã nắm được tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống này và có các biện pháp đối phó thích hợp. Nhưng chỉ khi có một cuộc đụng độ thực sự giữa lực lượng không quân Israel với các hệ thống S-300, mới có thể đánh giá chính xác được.
Nếu một cuộc đụng độ xảy ra, có thể theo kịch bản sau: Những máy bay chiến đấu chủ lực của không quân Israel như F-15, F-16 và F-35I có thể sẽ không tiếp cận khu vực bán kính sát thương nguy hiểm của các hệ thống S-300 (trong cự ly 150 km), mà dùng tên lửa hành trình phóng từ trên không Delilah, có tầm bắn 250 km.
Hoặc họ có thể áp dụng các thủ đoạn bay cực thấp (dưới 60 mét), khi tiếp cận các hệ thống S-300 từ 40 đến 50 km, dùng các loại tên lửa không đối đất AGM-142 trọng lượng 1.360 kg, đầu đạn nặng 360 kg, tầm bắn tối đa 100 km.
Sức công phá của những vũ khí này không lớn, nhưng nó là khá đủ để phá hủy các hệ thống chỉ huy, đài điều khiển, làm các hệ thống tên lửa S-300 tê liệt, mất sức chiến đấu.
Trong quá trình chiến đấu, các loại máy bay chiến đấu trên sẽ được các máy bay không người lái Heron TR và các hệ thống tác chiến điện tử mặt đất, trên không hỗ trợ tối đa; và như vậy, lực lượng không quân Israel có thể yên tâm đối phó với các hệ thống S-300 của quân đội Syria và Iran, nếu xung đột xảy ra.
Khoảnh khắc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị Israel tiêu diệt.
Trên thực tế, chính tổ hợp máy bay không người lá này đã "xơi gọn" một tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 hiện đại của Syria. Người Israel không hề nói xuông!
Khoảnh khắc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị Israel tiêu diệt