Nga ra tay chớp nhoáng, toàn bộ phòng không Ukraine sẽ tan nát không còn manh giáp

Bình Nguyên |

Gã khổng lồ Nga đã từng choáng váng trước sức kháng cự mạnh mẽ của chàng tí hon Gruzia khi liên tiếp để mất 5 chiến đấu cơ hiện đại. Bài học đau xót ấy sẽ không lặp lại ở Ukraine?

Bài học KQ Nga choáng váng trước Gruzia vẫn còn nóng hổi

Năm 2008, trong 5 ngày kể từ hôm 08/08, lần đầu tiên Không quân Nga tham chiến trong một cuộc chiến quy mô lớn thực sự với vai trò quyết định. Mặc dù với lực lượng áp đảo nhưng các phi công Nga đã vấp phải những đòn đánh không khoan nhượng từ phòng không Gruzia.

Họ đã để mất ít nhất 6 máy bay chiến đấu hiện đại gồm 3 máy bay cường kích Su-25, 2 máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và đau xót nhất chính là vụ chiếc máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-22M3 bị bắn hạ. Tổn thất quá lớn khiến người Nga choáng váng, không thể tin được.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng mấu chốt vẫn là do Không quân Nga quá chủ quan khi đánh giá thấp khả năng của phòng không Gruzia. Nhẽ ra, ngay từ đầu họ phải học người Mỹ là chế áp tiêu diệt bằng sạch phòng không đối phương ngay từ phút đầu tiên để không quân tự do hoạt động. Sai lầm nghiêm trọng này đã khiến họ phải trả rất giá đắt.

Thay vì tìm, diệt hoặc gây nhiễu làm mù mắt các tổ hợp tên lửa phòng không của Gruzia thì các chiến đấu cơ Nga như những "tay cao bồi khổng lồ cậy khỏe nhưng ít học" lao vào đấm tới tấp chàng tí hon Gruzia.

Kết quả là các tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1, Osa và Spyder vốn có khả năng cơ động nhanh không những sống sót mà còn nhìn rất rõ mục tiêu, kể cả trong đêm, để tung ra những cú đấm chết người.

Nga ra tay chớp nhoáng, toàn bộ phòng không Ukraine sẽ tan nát không còn manh giáp - Ảnh 1.

Một chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3 của Không quân Nga gặp nạn. Ảnh minh họa.

Đó là chưa kể trong những ngày đầu tiên, có thể vì chủ quan nên các phi vụ không kích của chiến đấu cơ Nga hết sức đơn giản, ít lắt léo khiến phòng không Gruzia nắm được quy luật, và thế là họ chỉ việc rung đùi chờ mục tiêu lọt vào ổ phục kích rồi quất những đường đạn thẳng căng, vít cổ máy bay Nga.

Nay Nga lại đang đối mặt với nguy cơ của một cuộc xung đột hạn chế với Ukraine. Tất nhiên, chẳng ai mong muốn điều này xảy ra, nhất là Nga, họ sẽ cố giữ cái đầu lạnh để tránh chiến tranh bằng mọi giá. Tuy nhiên, một khi bị dồn đến đường cùng, Moscow sẽ buộc phải có những phản ứng quyết liệt và cứng rắn đến không ngờ.

Chắc chắn bài học choáng váng ở Gruzia vẫn còn rất nóng hổi, người Nga sẽ không lặp lại những sai lầm ấu trĩ như vậy thêm một lần nữa.

Nga ra tay chớp nhoáng, toàn bộ phòng không Ukraine sẽ tan nát không còn manh giáp - Ảnh 2.

Máy bay cường kích Su-25 của Không quân Nga.

Nếu Nga ra tay, phòng không Ukraine sẽ tan nát ngay từ phút đầu

Thật vậy, nếu xung đột Nga - Ukraine nổ ra, ngay từ phút đầu, ưu tiên cao nhất của Nga là phải tiêu diệt bằng sạch lực lượng phòng không Ukraine. Họ có đủ điều kiện để làm điều đó với mức tổn thất thấp nhất.

Nói khách quan thì phòng không Ukraine khá mạnh (chưa tính tới không quân tiêm kích) bởi họ được thừa kế gia sản khổng lồ từ sau khi Liên Xô tan ra. Trong đó, uy lực nhất là các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PT và S-300PS cùng hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk, Kub có khả năng cơ động nhanh.

Đó là chưa kể các tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Strela, Osa,... luôn cơ động rình rập chỉ cần mục tiêu lọt vào tầm ngắm của chúng thì rất khó thoát.

Tuy nhiên, hầu hết những loại tên lửa này đều đã cũ mà Ukraine thì rõ ràng không đủ điều kiện về tiền cũng như về kỹ thuật để "lên đời" cho chúng. Vì thế, khả năng chiến đấu của tên lửa phòng không Ukraine là một dấu hỏi lớn.

Rút kinh nghiệm từ cuộc chiến 5 ngày với Gruzia, nếu có xung đột xảy ra với Ukraine, ngay từ phút đầu phòng không Ukraine sẽ bị chế áp điện tử mạnh và bị săn diệt liên tục đến khi tan tành không còn manh giáp.

Nga ra tay chớp nhoáng, toàn bộ phòng không Ukraine sẽ tan nát không còn manh giáp - Ảnh 3.

Tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Ukraine.

Thứ nhất, Nga có thể sử dụng các loại tên lửa diệt radar phóng từ trên không hiện đại như Kh-58U (tầm bắn 250km) hay Kh-31P (tầm bắn 110km) phóng tới tấp vào các đài radar nhìn vòng, radar chiếu xạ của các tổ hợp tên lửa Ukraine, một khi các tổ hợp này phát sóng chúng sẽ lập tức trở thành mục tiêu của tên lửa.

Một khi mất hết radar thì các tổ hợp phòng không Ukraine hoàn toàn bị mù, bị loại khỏi vòng chiến. Khi đó thì các loại vũ khí đánh đất khác của Nga, kể cả bom ngu cũng có thể biến chúng thành những đống sắt vụn.

Nga ra tay chớp nhoáng, toàn bộ phòng không Ukraine sẽ tan nát không còn manh giáp - Ảnh 4.

Tiêm kích Su-30SM Nga có thể mang tên lửa diệt radar Kh-31P. Ảnh minh họa.

Thứ hai, các phương tiện trinh sát đường không hiện đại như vệ tinh, máy bay trinh sát quang-điện tử, các tổ hợp trinh sát điện tử mặt đất có thể phát hiện chính xác các vị trí của tên lửa phòng không Ukraine chỉ thị mục tiêu cho các loại tên lửa không đối đất hoặc thậm chí là cả đất đối đất đánh tiêu diệt.

Việc phòng tránh đánh trả tất nhiên là sẽ được phòng không Ukraine áp dụng nhưng bài học từ những trận chiến với lực lượng đòi ly khai ở miền Đông (Donbass) vẫn còn đó. Dường như binh sĩ Ukraine rất kém trong việc ngụy trang nghi binh, lười đào công sự, hầm trú ẩn cho các phương tiện chiến đấu.

Nhiều bức ảnh cho thấy các bãi xe tăng, thiết giáp, xe vận tải và các tổ hợp pháo binh của Quân đội Ukraine bị phục kích, tập kích bằng hỏa lực với hậu quả khủng khiếp, cháy sạch. Liệu Ukraine có tránh mắc phải những sai lầm tương tự hay không? Điều đó thật khó nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại