“Sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014, NATO bắt đầu kế hoạch tăng cường sức mạnh phản ứng quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Tới thời điểm hiện tại, quân số của lực lượng phản ứng nhanh của NATO đã là 40.000 binh sĩ, tăng gấp 3 lần so với 3 năm trước. Lực lượng này có khả năng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu trong vài ngày”, ông J. Stoltenberg nhấn mạnh.
Theo lời Tổng thư ký NATO, tổ chức quân sự này cũng tăng đáng kể hoạt động tập trận và tuần tra tại các quốc gia thành viên ở Baltic.
Ông J. Stoltenberg đánh giá, một trong những nguy cơ lớn đối với NATO hiện nay là nguy cơ bị tấn công mạng, đặc biệt trong bối cảnh khối quân sự này đang ngày càng tích hợp sâu công nghệ thông tin, tự động hóa trong điều động và chỉ huy quân đội.
“Tác chiến không gian mạng đã được coi là một phần không thể thiếu trong hoạt động của NATO. Điều có có ý nghĩa, khi bất kỳ quốc gia nào của NATO bị tấn công mạng, khối quân sự này đều có quyền kích hoạt Điều số 5 (phòng thủ tập thể) của khối”, ông J. Stoltenberg tuyên bố.
Một trong những biện pháp đối phó của NATO với tác chiến mạng là hình thành hệ thống chỉ huy song song. Theo ông J. Stoltenberg, cơ cấu chỉ huy kép này đặc biệt quan trọng để đối phó với các mối đe dọa nghiêm trọng hiện nay của khối, trong đó “có mối đe dọa từ phía Nga”.
Hôm 8-12, NATO ra tuyên bố về việc thành lập cơ trung tâm tác chiến mạng hợp nhất và yêu cầu các thành viên hợp tác trong lĩnh vực này.
“Chúng tôi có kế hoạch kết nối cơ quan tác chiến mạng của các quốc gia thành viên thành một mạng lưới hợp nhất. Các đơn vị tác chiến mạng của các quốc gia NATO vẫn hoạt động độc lập, nhưng khi cần sẽ kết nối với nhau theo điều phối của chúng tôi”, ông J. Stoltenberg khẳng định.