Bóp nghẹt kinh tế Iran từ trừng phạt của Mỹ
Iran từng rơi vào khủng hoảng mạnh mẽ. Kinh tế nước này rơi vào mức lạm phát cao lên tới 40% và giá trị đồng tiền rial của Iran mất giá trầm trọng. Các trừng phạt vào ngành công nghiệp dầu của nước này đã gây thiệt hại đáng kể cho kinh tế của Iran, gây thất thoát ít nhất 10 tỷ đôla.
Tuy nhiên, việc bóp nghẹt kinh tế Iran chưa bao giờ là mục tiêu của Mỹ. Các trừng phạt của Mỹ ngầm định mong muốn chính quyền Tehran phải ngừng hỗ trợ lực lượng phiến quân tại Trung Đông và nhằm mục tiêu vào lực lượng quân đội nước này.
Tuy nhiên, không mục tiêu nào của Mỹ đạt được cho tới hiện tại. Giới quan sát cho rằng, điều này không có gì ngạc nhiên bởi các trừng phạt kinh tế thường xuyên thất bại.
Mỹ từng áp dụng cấm vận thương mại đối với Cuba thời Fidel Castro trong năm 1962 và sau đó là dỡ bỏ. Iran trong thời gian dài liên tục chịu chịu sự trừng phạt của Mỹ từ năm 1979 nhưng Tehran vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ. Liên Hợp Quốc cũng đã áp đặt các trùng phạt lên Iraq trong năm 1990.
Ông David S. Cohen, cựu quan chức đứng đầu Bộ Tài chính Mỹ từng chỉ đạo trực tiếp cho các trừng phạt của Iran dưới thời cựu Tổng thống Obama cho biết, bài học lịch sử đã chứng minh là rõ ràng. Các trừng phạt không khiến cho chính quyền Iran thay đổi.
"Chưa có tiền lệ nào về sự sụp đổ của các chính quyền chịu trừng phạt do ảnh hưởng từ các trừng phạt lâu dài", ông David S. Cohen nói.
Trong một vài trường hợp, các trừng phạt vẫn tiếp tục và sau đó tìm hướng giải quyết thông qua các đàm phán.
Tại Iran, các trừng phạt đa phương thúc đẩy chính quyền Tehran đi tới thỏa thuận hạt nhân 2015 nhằm kiểm soát vũ khí. Tại Triều Tiên, các trừng phạt đã kéo chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi tới các đàm phán với Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc nhằm nỗ lực cho tiến trình phi hạt nhân hóa. Cụ thể, Chủ tịch Kim Jong-un đã có hai cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là các trường hợp được đánh giá phổ biến. Chính quyền chịu trừng phạt sẽ tìm tới giải pháp là các đàm phán gỡ rối tình hình.
Tuy nhiên, đây không phải là những gì Tổng thống Trump đề xuất với Iran. Thay thế vào đó, chính quyền Mỹ đã đưa ra 12 yêu cầu, bao gồm kiểm soát chặt chẽ việc phát triển tên lửa và nghiên cứu hạt nhân; rút quân khỏi Syria và chấm dứt hỗ trợ cho các lực lượng thân Iran tại các quốc gia khác; hứa hẹn ngừng đe dọa đối với Israel và cải cách chính trị nội bộ.
"Mục tiêu không dễ nắm bắt"
Trong quan điểm của Washington, đây là các mục tiêu có giá trị. Tại Tehran, họ dường như cũng ảnh hưởng ít nhiều nhưng không hề nghiêm trọng. Có thể ngỏ ý cho đàm phán mới.
Các trừng phạt sẽ chỉ đạt được mục tiêu cơ bản. Trừng phạt Mỹ sẽ lấy đi tiền của Iran, khiến kinh tế nước này chịu thiệt hại nặng nề. Đây là những gì các quan chức chính quyền Tổng thống Trump nhấn mạnh trong tháng trước khi họ thông báo các trừng phạt mới nhất.
"Mục tiêu đơn giản: nhằm hạn chế số tiền mà chính quyền Iran muốn sử dụng cho việc gây mất ổn định Trung Đông", Ngoại trưởng Michael R. Pompeo cho biết.
Từ Los Angeles Times cho rằng, liệu Iran sẽ cắt giảm hỗ trợ cho lực lượng phiến quân ở Trung Quốc hay không vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, mục tiêu của Mỹ nhằm cắt viện trợ của Iran và sau đó Nhà Trắng tuyên bố vào việc cắt giảm xuất khẩu dầu của Tehran là một chiến thắng.
Lịch sử gợi ý rằng, việc cắt giảm doanh thu ngành dầu của Iran sẽ không khiến Tehran chấm dứt hỗ trợ cho lực lượng phiến quân. Iran vẫn tiếp tế cho lực lượng Hezbollah tại Lebanon, gửi quân đội vào Iraq và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad mặc dù các trừng phạt quốc tế vẫn bủa vây trước khi thỏa thuận thuận hạt nhân ra đời vào năm 2015.
Chiến dịch trừng phạt của Nhà Trắng vào Tehran đã ít nhiều ảnh hưởng đến quan hệ của Washington với các quốc gia khác, bao gồm các đồng minh thân thiết.
Theo chính quyền Tổng thống Trump, vào ngày 1/5, không có quốc gia nào mua dầu của Iran, trong đó phải kể đến Trung Quốc – khách hành lớn nhất của Tehran và là đối tác thương mại của Mỹ, cùng với Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với biên giới với Iran.
Nếu các quốc gia này vi phạm quy định mà Mỹ đặt ra, Bộ Tài chính Mỹ sẽ có biện pháp đối phó.
Các quan chức Mỹ cảnh báo rằng, các quốc gia này phải có lựa chọn. Họ phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Iran. Trong số các công ty dầu, không khó để lựa chọn và việc giao dịch với hệ thống ngân hàng là cần thiết cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác lại phụ thuộc năng lượng của Iran. Hiện tại, họ hi vọng rằng, Saudi Arabia và các nhà cung cấp khác có thể cung cấp dầu mà họ cần. Và các nước này sẽ phải đối mặt rằng các căng thẳng với chính sách Nhà Trắng nếu họ không ủng hộ.
"Nếu các quốc gia khác chống đối lại các trừng phạt thì họ có thể bị nhóm vào danh sách liên minh chịu trừng phạt chống lại Mỹ", bà Elizabeth Rosenber – từng chịu trách nhiệm về các trừng phạt của Mỹ thời cựu Tổng thống Obama cho biết.