Loại vật liệu mang tính cách mạng này có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau, như quân đội, thăm dò không gian và xử lý chất thải hạt nhân.
Vật liệu đặc biệt này là tác phẩm của Afsaneh Rabiel, kỹ sư kiêm giáo sư kỹ thuật hàng không vũ trụ hiện công tác tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ). Tác giả cho biết bà đã dành toàn bộ sự nghiệp để nghiên cứu loại bọt chứa kim loại tổng hợp hay còn gọi CMF.
Trong một đoạn video thử nghiệm do nữ khoa học thực hiện cho thấy, một tấm chắn CMF dày 2,5cm đã vô hiệu một viên đạn xuyên giáp 7,62 x 63mm bay với vận tốc chết người, vật liệu đặc biệt làm viên đạn vỡ vụn ngay khi tiếp xúc.
Theo giới thiệu của tác giả, kết quả thử nghiệm hứa hẹn những người lính sẽ được bảo vệ tốt hơn, loại bọt này có thể thay thế những bột áo giáp bằng kim loại nặng nề và cồng kềnh trong quân đội.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2015, vật liệu cũng được sử dụng cho mục đích hòa bình, bà Rabiel phát hiện bọt tỏ rõ hiệu nghiệm trong việc ngăn chặn tia X, gamma và bức xạ neutron, nó có khả năng được sử dụng để làm công cụ bảo quản, vận chuyển vật liệu hạt nhân đạt độ an toàn cao hơn.
CMF cũng có thể hạ nhiệt và chống cháy tốt hơn nhiều do với vật liệu làm bằng kim loại, mở đường cho những ứng dụng bay khám phá không gian...
Trước khi có thử nghiệm loại vật liệu này, Mỹ cũng đã có thử nghiệm với hệ thống phòng thủ dạng sương mù dành cho chiến hạm.
Theo đó, hồi tháng 7/2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống bảo vệ chủ động mới dưới dạng sương mù đặc biệt dành cho lực lượng tàu chiến của nước này có thể vô hiệu hóa các loại tên lửa đối hạm, tờ Defense-update cho biết.
Các thiết bị phòng thủ mới được lắp đặt trên tàu sẽ tạo ra các đám mây chứa sợi hạt carbon siêu nhỏ lơ lửng trên không, các hạt này sẽ hấp thụ và khuếch tán sóng radar phát ra từ các tên lửa chống hạm làm mất khả năng dò tìm và tấn công chính xác mục tiêu.
Với việc thử nghiệm các hệ thống phòng thủ mới trong điều kiện tự nhiên trên biển, cũng như việc triển khai lực lượng tàu nổi cùng lực lượng không quân sẽ giúp Quân đội Mỹ đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất khả năng của hệ thống phòng thủ mới.
Các thử nghiệm trên biển đã chứng minh được khả năng phòng vệ của màn sương tạo từ hạt carbon trước các cuộc tấn công giả định bằng tên lửa vào các tàu chiến được lắp đặt hệ thống trên.
Đại úy David Adams - trưởng bộ phận ý tưởng công nghệ thuộc Hạm đội 7 cho biết, các hệ thống phòng thủ dạng màn sương vẫn được phát triển và hoàn thiện.
Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, nếu được đưa vào sử dụng hệ thống phòng thủ trên sẽ mở ra một trang mới cho lực lượng Hải quân Mỹ.
Theo kế hoạch, hệ thống phòng thủ mới này sẽ được trang bị trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke đầu tiên, Đại úy David Adams cho biết.
Clip Mỹ thử nghiệm vật liệu bọt khí phá hủy đạn xuyên giáp
Mỹ thử nghiệm vật liệu bọt khí phá hủy đạn xuyên giáp