Việt Nam nên đóng tiếp Molniya hay chuyển sang Buyan-M?

Quân sự |

Mặc dù có hỏa lực cực mạnh nhưng tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya vẫn là một thiết kế ra đời từ thập niên 1970, đến nay đã bộc lộ ít nhiều lạc hậu.

Căn cứ vào 18 ý kiến bình luận được gửi về tòa soạn, sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định trao giải thưởng cho độc giả sau:

Phần trả lời của bạn Lê Hạnh

Bài có 3 phần: So sánh - Phân tích - Kết luận.

1- So sánh các tính năng cơ bản của Molniya (M) với Buyan-M (B)

Tôi tạm cho điểm với thang điểm 10, theo ý kiến cá nhân.

- Lượng choán nước M=500 tấn 7 đ; B= 1000 tấn 8 điểm (đ)

- Tốc độ tối đa M= 70 km/h 8 đ; B= 40 km/h 5 đ

- Tầm hoạt động M= 3150 km 7 đ; B= 4.300 km 8 đ

- Tên lửa đối hạm M=16 Uran E 7 đ; B= 8 Klub 8 đ

- Tên lửa đối đất M= sẽ có 8 đ; B= 8 Klub 9 đ

- Pháo hạm M=76,2 ly 7 đ; B= 100 ly 8 đ

- Tên lửa ph/ không M= Igla 5 đ; B= Gibka 6 đ

- Chuyển giao công nghệ M= đã đóng 9 đ; B= chưa 2 đ

- Tính tàng hình M= không 4 đ; B= có 8 đ

Cộng điểm: Molniya: 62 điểm; Buyan: 62 điểm

2- Phân tích

Với Molniya:

- “Bầy ong độc”, “Đàn sói” là những từ dùng để chỉ tàu tên lửa cao tốc Molniya.

Số lượng phải đông mới đúng ý nghĩa của nó, mới phát huy được hết hiệu quả của chiến thuật: Ẩn nấp dễ dàng, cơ động linh hoạt, tiếp cận nhanh; ra đòn mạnh mẽ ; hỗ trợ nhau tốt và rút lui nhanh, bảo toàn lực lượng.

- Bờ biển Việt nam dài hơn 3.200 km, nên việc đóng bổ sung một số tàu Molniya các phiên bản khác nhau theo công nghệ đã thuần thục, trang bị vũ khí mới hơn, uy lực hơn là việc làm cần thiết trước mắt. Số lượng không bao giờ thừa.

- Việt nam đã cải tiến một số công nghệ vật liệu nhằm giảm giá thành, tiết kiệm nhân công, rút ngắn thời gian chế tạo, tăng năng suất lao động, tiến tới tăng tỷ lệ nội địa hóa. Tiêu chí này rất quan trọng trong bước đi làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại trong tương lai.

- Tuy thiết kế đã cũ, nhưng chưa đến nỗi lỗi thời. Tính tàng hình không cao nhưng khả năng cơ động với vận tốc lớn là điểm mạnh, cực kỳ hiệu quả trong chiến đấu phòng thủ gần bờ.

- Tàu lớn hay nhỏ nhưng trang bị vũ khí hiện đại thì sẽ hiệu quả hơn, phần thắng sẽ nắm chắc hơn.

Với Buyan-M:

- “Nhỏ nhưng có võ” là những từ dùng chỉ tàu Buyan-M. Độ choán nước 1000 tấn nhưng có khả năng bắn được tên lửa hành trình chống hạm 460 - 600 km, đối đất tới 2.500 km (tiêu chí này đối với phiên bản xuất khẩu là 300km, Việt nam đã thấy đáp ứng yêu cầu rồi.)

Sau này, nếu được chuyển giao công nghệ, ta tự chế tạo tên lửa có tầm xa hơn mà không lo vi phạm quy định.

- Tàu Buyan-M dùng pháo 100 ly tầm bắn 20 km, uy lực hơn, xa hơn pháo tàu Molniya cỡ nòng 76,2 ly với tầm bắn 15 km.

- Tính tàng hình cao. Đây là tiêu chí cũng rất quan trọng để Việt nam nghiên cứu tiếp thu công nghệ hiện đại mà xu hướng toàn thế giới đang hướng tới.

- Tuy nhiên ta chưa được Nga chuyển giao công nghệ sản xuất. Việt nam rất cần, nhưng để chế tạo được loại tàu mới này cũng phải có thời gian chuẩn bị, thương thảo hợp đồng; chuyển giao thiết kế.

Bên cạnh đó là đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân trình độ cao; xây dựng cải tạo nhà xưởng, bến bãi phù hợp với loại tàu lớn hơn; chuẩn bị nguồn tài chính...vv... Một vài năm là chuyện đương nhiên.

3- Kết luận

Để lấp đầy khoảng trống chiến thuật trong phòng thủ biển đảo, Việt nam nên tận dụng cơ sở sẵn có, đội ngũ công nhân cán bộ thạo nghề, đã quen với sản phẩm, nên đóng thêm từ 6 - 10 tàu Molniya nữa nhằm khấu hao hết nhà xưởng, tiết kiệm ngân sách quốc phòng.

Đàm phán với Nga lắp các loại tên lửa hành trình đối hạm, đối đất trên Molniya loạt mới. Đề nghị nhận chuyển giao công nghệ sản xuất các loại tên lửa hành trình và trang thiết bị kèm theo để chủ động nguồn đạn dược trong tương lai.

Khởi động đàm phán để chuẩn bị cơ sở đóng các loại tàu tàng hình không những Buyan-M 1.000 tấn mà các loại có độ choán nước lớn hơn.

Hy vọng vài năm nữa sẽ có nhiều tàu tàng hình đóng tại Việt nam, mang tên lửa hành trình “made in Việt nam” rẽ sóng trên đại dương góp phần gìn giữ lãnh thổ, biển, đảo thiêng liêng của chúng ta.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại