Mọi lối vào Yellowstone đã bị đóng do đợt lũ lụt nêu trên, gây ra bởi mưa lớn và băng tuyết tan chảy. Du khách đã được sơ tán khẩn cấp và hiện chưa có báo cáo thương vong.
Thiệt hại nặng nề nhất xảy ra ở khu vực phía Bắc của Yellowstone và các cộng đồng cửa ngõ ở phía Nam bang Montana của vườn quốc gia này. Yellowstone sẽ bị đóng cửa ít nhất đến hết ngày 15-6, giới chức thông báo.
Ảnh chụp tại sông Gardiner dọc theo lối vào phía Bắc của Vườn Quốc gia Yellowstone ở bang Montana hôm 13-6. Ảnh: AP
Mưa lớn kèm băng tuyết tan khiến Vườn Quốc gia Yellowstone và các cộng đồng lân cận ngập lụt. Ảnh: AP
Yellowstone ghi nhận lượng mưa 6 cm trong các ngày 11, 12 và 13-6. Dãy núi Beartooth ở phía Đông Bắc của Yellowstone ghi nhận lượng mưa lên đến 10 cm, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS).
"Mưa rất lớn nhưng lũ lụt sẽ không tồi tệ như thế này nếu không có băng tuyết tan chảy. Đây là lần đầu tiên chúng ta chứng kiến một trận lũ như vậy" – nhà khí tượng học Cory Mottice của NWS khẳng định.
Mỹ: "Đại hồng thủy" xé toạc vườn quốc gia Yellowstone
Mưa nhiều khả năng giảm trong những ngày tới, khi thời tiết mát mẻ hơn sẽ làm giảm lượng băng tuyết tan chảy, chuyên gia Mottice cho biết thêm.
Một cây cầu ở sông Rescue Reek trong Vườn Quốc gia Yellowstone bị nước lũ tàn phá. Ảnh: AP
Yellowstone sẽ bị đóng cửa ít nhất đến hết ngày 15-6. Ảnh: AP
Theo AP, lũ lụt tấn công Vườn Quốc gia Yellowstone và các cộng đồng lân cận trong khi nắng nóng hoành hành những khu vực khác của Mỹ.
Hơn 100 triệu cư dân Mỹ đã được cảnh báo về đợt nắng nóng diện rộng, trải dài từ duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ đến Ngũ Đại Hồ và vùng Carolinas.
Miền Tây Mỹ hôm 13-6 ghi nhận thêm một ngày thời tiết nóng, khô và lộng gió giữa lúc lực lượng cứu hỏa ở hàng loạt bang, từ California đến New Mexico, chiến đấu với các đám cháy.
Cháy rừng bùng phát ở ngoại ô TP Flagstaff, bang Arizona - Mỹ hôm 12-6. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Trước đó, cháy rừng cũng đã bùng phát vào đầu mùa xuân năm nay ở nhiều bang thuộc Tây Mỹ, nơi biến đổi khí hậu và hạn hán kéo dài đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các đám cháy.
Tính riêng năm nay, Mỹ đến giờ đã ghi nhận diện tích rừng bị cháy cao gấp 2 lần so với mức trung bình trong 10 năm qua của quốc gia này.
Tại những bang như New Mexico, kỷ lục đã được thiết lập với những đám cháy kinh hoàng phá hủy hàng trăm ngôi nhà, gây thiệt hại về môi trường có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước.
Ảnh chụp tại khu vực Wrightwood, bang California - Mỹ hôm 12-6. Ảnh: AP
Ảnh: AP