Vụ phóng thử đạn tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA được thực hiện trên khu trục hạm USS John Paul Jones với sự tham gia của tổ hợp điều phối hỏa lực Aegis và radar AN/SPY-1. Đây là hoạt động hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản.
Theo đó, một chuyên gia trong kíp điều khiển có trách nhiệm liên kết thông tin giữa đài chỉ huy và đạn tên lửa đã nhập sai thông tin khi đạn tên lửa tiệm cận tới giai đoạn đánh chặn mục tiêu. Điều này dẫn tới việc đạn tên lửa thử nghiệm tự động hủy sau đó.
Lãnh đạo MDA không đưa ra bất kỳ bình luận gì về sai sót trên, nhưng khẳng định, vụ phóng thử thất bại không hề liên quan đặc tính kỹ-chiến thuật của đạn tên lửa SM-3 và tổ hợp Aegis.
Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA / Getty
"Hiện tại, cuộc điều tra vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, chúng tôi đã loại bỏ nguyên nhân vụ phóng thử thất bại do vấn đề kỹ thuật của đạn tên lửa SM-3 Block IIA và tổ hợp Aegis", Trung tướng Samuel A. Greaves, Chỉ huy lực lượng Phòng thủ tên lửa Không quân Mỹ, cho biết.
Vụ phóng thử đạn tên lửa SM-3 Block IIA thất bại nêu trên diễn ra gần quần đảo Hawaii. Đây là vụ phóng thử thứ 4 của dòng đạn tên lửa đánh chặn SM-3 mới và là lần thứ 2, SM-3 được phóng từ trên chiến hạm.
Mục tiêu thiết kế của đạn tên lửa SM-3 Block IIA là để đánh chặn các dòng tên lửa tầm trung và tầm xa của đối phương, trong đó có việc ngăn ngừa mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hiện, các thông tin liên quan tới SM-3 hiện vẫn được giữ bí mật. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin SM-3 có nhiều cải tiến so với phiên bản SM-3 ở khả năng ngăn chặn các mục tiêu bay ở độ cao rất thấp và cận mặt biển như các dòng tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm.
Mặt khác, dòng đạn tên lửa đánh chặn hai tầng đẩy này sử dụng nguyên tắc tiêu diệt mục tiêu bằng xuyên phá động năng (kinetic) rất phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu trên tầng cao nhất của bầu khí quyển Trái Đất.
Đạn tên lửa đánh chặn SM-3 mới hoàn toàn tích hợp với tổ hợp điều phối hỏa lực Aegis lắp đặt trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga.