Đổi F-35 lấy "hòa bình", bước đi liều lĩnh của Israel: Mỹ thao túng cả Trung Đông?

Trà Khánh |

Theo nhận định của truyền thông Mỹ việc một nước Ả Rập sở hữu tiêm kích tàng hình sẽ làm thay đổi cán cân quân sự ở Trung Đông, vốn luôn nghiên về phía Israel.

Mỹ bán F-35 cho UAE, Israel nổi cơn thịnh nộ

Theo truyền thống Israel, Tel Aviv đang tỏ ra quan ngại trước thông tin Mỹ đang xúc tiến kế hoạch bán tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho UAE.

Nếu thông tin trên là chính xác thì nhiều khả năng máy bay F-35 là "phần thưởng" Washington giành cho Abu Dhabi, sau khi quốc gia Ả Rập này ký thỏa thuận hòa bình với Israel vào giữa tháng 8 vừa qua.

"Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ bán tiêm kích F-35 và máy bay do thám tiên tiến cho UAE, đổi lại Abu Dhabi phải bình thường hóa quan hệ với Tel Aviv và một số quốc gia Vùng Vịnh", tờ Ynet của Israel dẫn một nguồn tin giấu tên từ Mỹ và UAE cho hay.

Cũng theo nguồn tin này, thỏa thuận ngầm giữa Mỹ và UAE đang vấp phải sự phản đối từ Israel bởi việc các nước Ả Rập sở hữu các loại vũ khí tấn công chiến lược như F-35 được xem là mối đe dọa đối với sự tồn vong của nhà nước Do Thái.

Ngay sau khi thông tin trên được đăng tải, chính quyền Tel Aviv đã cáo buộc Ynet đưa "tin giả" đồng thời bác bỏ có liên quan đến thỏa thuận đổi "hòa bình" lấy vũ khí giữa Mỹ và UAE.

Đổi F-35 lấy hòa bình, bước đi liều lĩnh của Israel: Mỹ thao túng cả Trung Đông? - Ảnh 2.

Tiêm kích tàng hình F-35 đang trở thành món hàng giúp Mỹ mua lại "hòa bình" giữa Israel với các quốc gia Ả Rập. Ảnh: Business Insider.

Trong một tuyên bố sau đó, Thủ tưởng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: "Thỏa thuận hòa bình với UAE không đi kèm bất kỳ điều khoản nào ghi rằng Tel Aviv đồng tình với việc Mỹ bán F-35 cho Abu Dhabi. Washington cũng không cam kết Israel luôn có lợi thế về mặt quân sự trước các nước Ả Rập."

Theo như tuyên bố của Thủ tưởng Netanyahu, Israel khó có thể chấp nhận việc Mỹ bán các loại vũ khí tấn công tiên tiến như F-35 cho các quốc gia Ả Rập, bởi điều này vô hình trung sẽ tác động đến cán cân quân sự ở Trung Đông vốn nghiên về phía người Do Thái trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Đổi F-35 lấy "hòa bình", Israel được nhiều hơn mất

Kể từ Chiến tranh Ả Rập-Israel (1973) cho đến nay, Mỹ luôn duy trì chính sách nhất quán trong việc bảo vệ nhà nước Do Thái trước các mối đe dọa từ liên minh Ả Rập, một trong số đó là đảm bảo Tel Aviv luôn có lợi thế về mặt quân sự trước các nước Ả Rập. Ngay cả với các đồng minh thân cận của Washington ở Trung Đông cũng phải âm thầm chấp nhận chính sách này.

Dù vậy, đôi khi Mỹ cũng "phá rào" chuyển giao các loại vũ khí tối tân cho các nước Ả Rập, điển hình như việc bán các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) cho Saudi Arabia vào năm 1981 bất chấp sự phản đối của Tel Aviv.

Đối với một số quốc gia Ả Rập đã bình thường hóa quan hệ với Israel như Ai Cập và Jordan những hạn chế trong xuất khẩu vũ khí có thể sẽ được giảm bớt nhưng nhìn chung họ vẫn khó có thể mua được các loại vũ khí mạnh nhất của Washington. Ví dụ rõ nhất là việc Ai Cập chỉ mua được các phiên bản thông thường của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams và tiêm kích F-16.

Đổi F-35 lấy hòa bình, bước đi liều lĩnh của Israel: Mỹ thao túng cả Trung Đông? - Ảnh 3.

Bảo vệ nhà nước Do Thái trước các mối đe dọa từ liên minh Ả Rập luôn là ưu tiên số một của Mỹ. Ảnh: The Defense Post

Câu hỏi được giới quan sát quan tâm hiện nay là liệu Mỹ có bán chiến đấu cơ hiện đại nhất của họ cho một quốc gia Ả Rập vốn là kẻ thù (không tới mức thâm thu đại hận như với Iran) của Israel?

Để trả lời câu hỏi này chuyên gia quân sự của tờ Forbes - Michael Peck cho rằng sự bất ổn ở Trung Đông hiện tại khiến mọi thứ đều trở nên không chắc chắn.

Chỉ 10 năm trước, chẳng ai có thể ngờ rằng chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad suýt nữa thì sụp đổ trước các cuộc nổi dậy của phe đối lập, hay Quân đội Nga và lực lượng ủy nhiệm Iran xuất hiện trên cao nguyên Golan. Gần hơn là việc các quốc gia Ả Rập theo dòng Hồi giao Sunni sẵn sàng thỏa hiệp với Israel để chống lại Iran vốn theo dòng Hồi giáo Shia.

Trong một thế giới đảo lộn như trên, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu chính quyền của ông Trump bí mật đồng ý bán F-35 cho UAE để đối lấy một thỏa thuận hòa bình cho Israel. Cũng không nên quá ngạc nhiên khi Tel Aviv bên ngoài ra sức phản đối nhưng bên trong lại âm thầm chấp thuận hành động trên của Washington.

Chuyên gia Michael Peck nhận định, Israel muốn kết bạn hoặc ít nhất là không phải là kẻ thù của các nước Ả Rập. Các quốc gia Vùng Vịnh Ba như UAE vốn có quy mô nhỏ, dân số thưa thớt và gần như bị lép vế trước sức mạnh của Iran. Điều này khiến Abu Dhabi tìm đến sự giúp đỡ của Mỹ hoặc Israel để ngăn chặn sự bành trướng của Tehran.

Tuy nhiên, người Do Thái cũng có những suy tính riêng của họ, bởi không phải ngẫu nhiên mà Tel Aviv được Washington ưu ái chế tạo hẳn một biến thể F-35 riêng là F-35 "Adir" với nhiều tính năng đến cả các mẫu F-35 của Quân đội Mỹ còn không được trang bị.

Chưa dừng ở đó, Israel nhiều khả năng cũng sẽ âm thầm can thiệp vào hợp đồng F-35 của UAE để đảm bảo rằng những tiêm kích tàng hình của Abu Dhabi sẽ không mạnh hơn F-35 "Adir". Dù gì trong mắt người Do Thái, UAE hôm nay là bạn nhưng có thể trở thành kẻ thù vào ngày mai.

Đổi F-35 lấy hòa bình, bước đi liều lĩnh của Israel: Mỹ thao túng cả Trung Đông? - Ảnh 5.

Đổi F-35 để lấy "hòa bình" với các nước Ả Rập đối với Israel có thể được xem là một thương vụ tốt. Ảnh: IDF.

Ngoài ra, nếu UAE có thể đổi hòa bình với Israel để lấy tiêm kích tàng hình F-35 thì các quốc gia Ả Rập khác thì sao? Có nguồn tin cho thấy Bahrain và Oman có thể bình thường hóa quan hệ với Israel, thậm chí Saudi Arabia cũng sẵn sàng làm như vậy nếu họ được phép mua F-35.

Thật khó để tưởng tượng sẽ có bao nhiêu quốc gia Ả Rập sẵn sàng "bán" hòa bình cho Israel để có được các loại vũ khí tối tân từ Mỹ.

Mặt khác, việc các quốc gia Vùng Vịnh được trang bị tiêm kích tàng hình cũng sẽ tác động mạnh đến Iran, Israel chả cần động tay cũng khiến Tehran lo sốt vó khi F-35 áp sát biên giới của họ

Theo Michael Peck, Israel sẽ không bận tâm lắm tới việc Mỹ sẽ bán F-35 cho các nước Ả Rập bởi họ thừa hiểu Washington sẽ làm mọi cách để bảo vệ nhà nước Do Thái, trong khi đó họ gần như chả mất gì khi đồng ý với đề xuất của Mỹ để có được "hòa bình" với các quốc gia Ả Rập.

Mục kích tiêm kích tàng hình F-35 "Adir" của Israel phô diễn sức mạnh trên không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại