Kịch bản tệ nhất
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể hạ thấp, các khoản nợ tăng lên trong khi các công ty nước ngoài thoái lui khi chiến tranh thương mại càng sâu sắc, các nhà kinh tế trưởng cảnh báo khi một tuần leo thang căng thẳng buộc họ phải suy nghĩ về những kịch bản tệ nhất.
Ngân hàng Hoa Kỳ, Morgan Stanley và UBS Group AG cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể chậm lại dưới mức 6% lần đầu tiên trong vòng 30 năm. Tốc độ 5,8% được nhà kinh tế trưởng Helen Qiao tại Ngân hàng Hoa Kỳ dự báo sẽ tạo ra thảm họa cho môi trường phát triển hơn là những gì con số dự báo.
Các nhà phân tích đang đsnh giá tác hại đối với vai trò của Trung Quốc như là một trung tâm cung ứng khi các khoản thuế sẽ đưa các nhà sản xuất rời khỏi nước này. Các nhà phân tích cũng cảnh báo về khoản nợ đang tiến gần đến mức 300% GDP khi chính phủ đưa ra các khoản chi tiêu bổ sung nằm trong nỗ lực "tô hồng" chỉ số. Đòn giáng mới nhất chặt đứt đường tiếp cận thị trường và nguồn cung ứng Mỹ của Công ty công nghệ Huawei đã làm sâu sắc thêm mối đe dọa kiềm chế kinh tế mà Bắc Kinh phải đối mặt.
"Thiệt hại dài hạn vẫn còn tiềm ẩn là rất lớn. Họ phải biết rằng, Nhật Bản đã rơi vào thập niên mất mát một phần vì Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp kích thích quá mức đối với nền kinh tế sau Hiệp ước Plaza với Mỹ", ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng tại Macquarie Securities Ltd. tại Hong Kong nói.
Xung đột leo thang với Mỹ đang làm trầm trọng thêm những vấn đề kinh tế còn tồn tại, với các số liệu cho thấy, sự phát triển của kinh tế Trung Quốc đã mất đà vào tháng 4, thậm chí ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định tăng thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu.
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ gặp phải khó khăn trong ngắn hạn, với mức thuế bổ sung lên 200 tỷ USD sẽ làm giảm 0,3 điểm % trong năm nay, theo khảo sát của Bloomberg. Và dự kiến khoảng 0,6 điểm % sẽ bị giảm thêm sau khi toàn bộ hàng xuất khẩu bị đánh thuế.
Sự leo thang toàn diện với mức thuế 25% được áp đặt bởi cả hai bên sẽ đẩy tăng trưởng của Trung Quốc xuống dưới mức thấp hơn của mục tiêu tăng trưởng 6% đến 6,5% của năm nay vào nửa cuối năm 2019, và tới 5,5% vào năm tới, theo tới Morgan Stanley.
Thương chiến "thổi bay" Trung Quốc
Citigroup nhận thấy tác động tích lũy của thuế quan của Hoa Kỳ đã loại bỏ tới 4,4 triệu việc làm ngay cả trước khi Tổng thống Trump áp thuế đối với hàng xuất khẩu còn lại của Trung Quốc khoảng 300 tỷ USD.
Nhà sản xuất dụng cụ văn phòng Nhật Bản Ricoh Co. cho biết, họ đang di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Thái Lan để tránh nguy cơ của chiến tranh thương mại trong khi công ty Kenda Rubber Industrial của Đài Loan đang đầu tư vào Việt Nam vì cùng lí do.
"Cả những công ty nước ngoài đa quốc gia và các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đều đang chủ động tìm kiếm những cơ sở sản xuất thay thế", ông Klaus Baader, nhà kinh tế trưởng tại Societe Generale nói.
"Xu hướng tăng trưởng thấp trong đầu tư, cùng với việc tiếp cận hạn chế hơn với bí quyết nước ngoài, có nghĩa là thiệt hại vĩnh viễn cho tăng trưởng năng suất dài hạn.
Hạn chế về đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ, có nguy cơ cản trở việc chuyển giao công nghệ và bí quyết nước ngoài, làm chậm quá trình nâng cấp chuỗi giá trị của Trung Quốc, Zhuang Bo, nhà kinh tế trưởng của công ty nghiên cứu TS Lombard đặt tại Bắc Kinh nói.
Thậm chí tệ hơn có thể vẫn còn ở phía trước nếu Tổng thống Trump bổ sung thuế xuất khẩu hoặc cấm vận chuyển các thành phần công nghệ quan trọng cho Trung Quốc, đặc biệt là bán dẫn, Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis SA ở Hồng Kông nói. Điều đó sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc, cô nói.
Nhìn chung, một cuộc chiến kinh tế với Mỹ đã thổi bay Trung Quốc, ông Michael Every, người đứng đầu nghiên cứu thị trường tài chính châu Á tại Rabobank ở Hồng Kông. Trung Quốc sẽ bị chặt đứt khỏi thị trường, ý tưởng, công nghệ phương Tây và dòng tiền USD, rất lâu trước khi nước này sẵn sàng thay thế Mỹ.