Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động. Đây được cho là thước đo để đánh giá giá trị của sức lao động mà người lao động bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ mà mình được giao.
Đối với mỗi người lao động, việc tăng lương là yếu tố có tính khích lệ vô cùng quan trọng, giúp họ hăng say làm việc cũng như thêm phần gắn bó, trung thành với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tác giả Mark H. McCormack - một doanh nhân nổi tiếng thế giới, việc tăng lương cho nhân viên ở nhiều công ty có 2 mặt của nó.
"Tôi từng thấy 1 CEO rất hài lòng khi vừa tăng lương cho một nhà quản lý lên 5 con số nhưng lại dằn vặt và chần chừ khi người thư ký đề nghị thêm 20 USD/tuần...
Hình ảnh trên có vẻ không công bằng nhưng có cách giải thích: Ở nhiều công ty, tiền lương tăng có 2 mặt của nó.
Khoản tăng lương lớn được xem như 1 tuyên bố của công ty, họ so chuẩn với nhân viên của công ty khác để có thể điều chỉnh.
Vì tiền không bao giờ được lấy ra từ một nguồn duy nhất (và vì vậy không làm cho danh tiếng một người lu mờ đi vì tiêu tốn chi phí của công ty), một khoản tăng lớn thường được thực hiện vui vẻ. Người cho nhìn thấy tốt, và công ty hưởng lợi từ tất cả những điều trên.
Ở cấp độ thấp hơn của công ty, các khoản tăng nhỏ hơn - đôi khi mang tính cá nhân hơn - cũng dễ nảy sinh vấn đề. Về cơ bản, ưu thế đám phán chứ không phải tiền đã trở thành vấn đề chính.
Việc xem xét lại mức lương thường được làm với từng người và đòi hỏi sếp phải nhượng bộ những yêu cầu khiêm tốn nhất của cấp dưới - trên thực tế là từ bỏ 1 phần ưu thế đàm phán. Chẳng nghi ngờ gì khi các vị sếp (với tính cách dễ bị tổn thương) thường không bằng lòng với điều này".
Vậy để được sếp vui vẻ tăng lương cũng như đưa ra những yêu cầu về tiền lương nơi công ở mà không mang tính cá nhân, thể hiện rằng bạn là tài sản của công ty thì phải làm như thế nào? Có 4 bí quyết để thực hiện điều này.
Thứ nhất, hãy nói đúng điều bạn muốn, không phải điều mà bạn nghĩ rằng sếp sẽ sẵn lòng cho bạn. Trước khi cố gắng đọc suy nghĩ của ông ấy, hãy đọc suy nghĩ của mình trước. Ai mà biết được bạn có thể có được những gì mình muốn mà không cần phải đấu tranh.
Thứ hai, hãy nhớ rằng công ty trả bạn phần lương tăng chứ không phải sếp. Điều này có thể làm ông ấy đỡ xót hơn khi phải chi tiền.
Thứ 3, hãy liệt kê toàn bộ những gì bạn đạt được trong suốt một năm qua. Nếu bạn không làm, ai sẽ làm?
Thứ tư và quan trọng nhất, chuẩn bị một danh mục những gì bạn mong muốn sẽ đạt được trong năm tới. Điều này quan trọng hơn cả 3 điều trên cộng lại. Đây là điều hầu hết các nhân viên cấp dưới quên và hầu hết các vị sếp không mong đợi.
Bạn sẽ ngạc nhiên về việc nghĩ trước một năm sẽ gây ấn tượng và sếp như thế nào - và làm cho ông ấy không muốn mất bạn.
Những nội dung này được trích từ cuốn sách "Những Điều Trường Harvard Không Dạy Bạn" của tác giả Mark H. McCormack, do Alphabooks phát hành.
Cuốn sách nằm trong series 3 cuốn ghi lại những điều ông đã thấy và chưa thấy khi trải nghiệm học tại trường kinh doanh Harvard (HBS) thông qua phong cách của một nhà báo lão luyện của tờ Telegraph danh tiếng. Sách đã được phát hành trên toàn quốc.