Mực nước biển đã tăng khoảng 20 cm trong vòng 100 năm qua, với băng tan từ Greenland đến Nam Cực khiến nước tràn vào các đại dương. Nhiều nghiên cứu cho rằng nhiệt độ gia tăng là nguyên nhân khiến băng tan chảy nhanh hơn.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học cho biết nhiệt độ nước biển trong thời gian ấm áp tự nhiên khoảng 125.000 năm trước đây là "không thể phân biệt" so với ngày nay, chứ không phải tăng đến 2 độ C so với suy nghĩ trước đây.
Trích dẫn những phát hiện của Jeremy Hoffman thuộc Đại học bang Oregon (Mỹ), tạp chí Khoa học cho biết: "Xu hướng này đáng lo ngại khi mực nước biển trong thời kỳ băng hà cuối cùng dâng cao 6 đến 9 mét so với chiều cao hiện tại".
Các chuyên gia nghiên cứu trầm tích đáy biển sâu có chứa các tín hiệu hóa học của nhiệt độ tại 83 địa điểm. Phải mất vài thế kỷ hay hàng ngàn năm để nhiệt độ tăng làm tan chảy các tảng băng lớn.
"Nghiên cứu này cho thấy về lâu dài, mực nước biển sẽ tăng lên 6 mét ít nhất là để đáp ứng sự ấm lên toàn cầu mà chúng ta đang gây ra", ông Andrew Watson, Giáo sư tại trường đại học Exeter của Anh cho biết.
Anders Levermann, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho rằng nghiên cứu này là một gợi ý cho thấy băng sẽ tan chảy ở nhiệt độ thấp hơn so với dự kiến trước đây và tan nhanh hơn.