Lực lượng pháo binh được biên chế trong các đơn vị binh chủng hợp thành có chức năng thực hiện các nhiệm vụ tung đòn hỏa lực, tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội ta. Pháo binh là loại vũ khí có sức hủy diệt lớn, hiệu quả mà mọi quân đội chính quy trên thế giới đều sử dụng
Những khẩu trọng pháo cỡ lớn luôn có nhiều điểm hạn chế, điển hình là khối lượng nặng nề. Khẩu pháo càng to, nặng thì lực lượng pháo binh di chuyển càng chậm chạp, hiệu quả tác chiến trên chiến trường giảm sút đáng kể do đối phương có khả năng di chuyển để phòng tránh hay thậm chí là nổ súng chế áp hỏa lực.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng các khẩu pháo luôn là loại vũ khí không thể thiếu trên chiến trường, là hỏa lực yểm trợ tầm xa cho các đơn vị chiến đấu.
Đối với quân đội Mỹ, sau khi các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) thường phàn nàn về tốc độ hành quân của họ rất hay bị chậm trễ bởi họ bị ảnh hưởng bởi các khẩu đội pháo nặng nề. Lý do là các đơn vị này được trang bị loại lựu pháo M198 nặng hơn 7 tấn cho nên nó rõ ràng không đáp ứng được các đợt tấn công tốc độ cao, một yếu tố sống còn của chiến tranh hiện đại.
Để giải quyết vấn đề, hãng "BAE Systems" có đại bản doanh ở Vương quốc Anh đã thiết kế và chế tạo để đưa vào trang bị cho lục quân và hải quân đánh bộ Mỹ loại lựu pháo hạng nhẹ M777 155mm, thay thế cho lựu pháo M198 đã lạc hậu...
Lựu pháo M777 cỡ nòng 155mm
Mạnh hơn – Nhẹ hơn – Nhanh hơn – Chính xác hơn
Lựu pháo M777 dài 10,2m, nặng 4.218kg (nhiều thành phần được làm bằng tintan và hợp kim nhôm tăng bền), nhờ đó giảm được khoảng 2.500kg so với M198. Vì vậy, pháo có thể cơ động dễ dàng hơn.
Nó có thể vận chuyển theo đường không bằng máy bay V-22 hay trực thăng CH-47 CH-47 Chinook (treo được 1 khẩu pháo bằng dây treo) hoặc xếp gọn 2 khẩu pháo trong khoang hàng của máy bay vận tải C-130 thay vì 1 khẩu như lựu pháo M198. Khi được kéo bằng các phương tiện nó có thể hành quân với vận tốc cao hơn.
Pháo có thể triển khai – thu gọn từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ trong vòng chưa tới 2 phút 30 giây với khẩu đội pháo 5 người.
M777 cũng sử dụng loại đạn mà M198 đang sử dụng và có hệ thống chỉ huy hỏa lực số hóa DFCS kết nối với máy thu của hệ thống dẫn đườngNAVSTAR. M777 còn được trang bị hệ thống phản ánh thông tin mới, tạo cho nó có khả năng khai hỏa chỉ 3 - 4 phút sau khi nhận được lệnh thực hiện nhiệm vụ.
Lựu pháo M777 dùng cỡ nòng 155mm có thể bắn nhiều loại đạn gồm: đạn nổ phá mảnh thông thường M107 đạt tầm bắn 24km; đạn nổ mạnh phá mảnh M795 đạt tầm bắn 22,5km; đạn tăng tầm (có rocket trợ lực) đạt tầm 30km và đặc biệt nhất là đạn thông minh M982 Excalibur cho tầm bắn tối đa 40km với bán kính lệch mục tiêu chỉ 5m.
Dòng lựu pháo này đặc biệt phù hợp với địa hình núi cao. Năm 2006, Mỹ đã triển khai thử khẩu đội đầu tiên tại Áp-ga-ni-xtan và qua sử dụng tác chiến đã cho thấy M777 là hệ thống yểm trợ hỏa lực đặc biệt có hiệu quả.
Ấn Độ đã kí hợp đồng mua 145 khẩu M777 trị giá gần 700 triệu USD từ năm 2008. Hiện nay, Mỹ duy trì trong kho 1.001 khẩu M777, gồm 580 khẩu thuộc thủy quân lục chiến và 421 khẩu thuộc lục quân và vệ binh quốc gia.
Pháo M777 ở trạng thái hành quân bằng xe kéo.
Vượt trội các loại pháo hiện có trong trang bị
M777 có bộ giá càng như pháo Flak 8,8cm của Đức dùng trong đệ nhị thế chiến. Loại càng này giúp pháo quay tròn 360 mà không thể đổi vị trí đặt pháo. Quân đội ta cũng có 1 loại pháo có khả năng tương tự là lựu pháo D-30 122mm.
Tuy pháo D-30 có khổi lượng nhẹ hơn M777 nhưng lại có tầm bắn thấp hơn (15,4km với đạn phá mảnh), ưu lực của pháo D-30 chỉ bằng khoảng một nửa khi so sánh với pháo M777. Pháo D-20 152mm hay M-46 130mm tuy có hỏa lực tương đương nhưng tầm bắn ngắn hơn một chút trong khi khối lượng nặng gần gấp đôi, rất khó để không vận.
Hơn nữa các loại pháo đang có trong biên chế không thể bắn được các loại đạn thông minh có độ chính xác cao như M982 Excalibur.
Với kế hoạch đưa Lục quân tiến lên hiện đại, hy vọng rằng những loại vũ khí uy lực này sẽ được phê duyệt đưa vào kế hoạch mua sắm, nhằm tăng cường sức mạnh hỏa lực cho các đơn vị pháo dự bị. Tất nhiên, giá thành của chúng khá đắt và bộ đội ta sẽ phải mất khá nhiều thời gian để huấn luyện chuyển loại, nhưng "tiền nào của nấy".