Một thiên hà đang lăm le đẩy Hệ Mặt trời ra khỏi dải Ngân hà

Song Hy |

Một thiên hà trong vũ trụ đang lăm le đẩy Hệ Mặt trời ra khỏi dải Ngân hà, đi vào vùng tối của không gian giữa các vì sao.

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp khí khoa học Monthly Notices of the Royal Astronomical Society chỉ ra Large Magellanic Cloud (LMC - Đám mây Magellanic khổng lồ) sẽ va chạm với dải Ngân hà sớm 2 tỷ năm so với dự đoán.

Vụ chạm khủng khiếp này sẽ đánh thức hố đen Sagittarius A đang ngủ quên ở trung tâm thiên hà, nó bắt đầu nuốt chửng mọi thứ xung quanh và phát triển tới kích thước lớn gấp 10 lần so với hiện tại.

"Hiện tượng này tạo ra những tia bức xạ năng lượng cao phát ra bên ngoài hố đen. Mặc dù điều này không ảnh hưởng tới Hệ Mặt trời nhưng có khả năng chúng ta không tránh khỏi sự va chạm và bị đẩy ra khỏi dải Ngân hà trước khi tiến về không gian giữa các vì sao", Marius Cautun, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Một thiên hà đang lăm le đẩy Hệ Mặt trời ra khỏi dải Ngân hà - Ảnh 1.

LMC là thiên hà sáng nhất trong số các thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà. (Ảnh: Inverse)

Hai tỷ năm là một quãng thời gian dài theo quan niệm thời gian của chúng ta, nhưng rất ngắn nếu quy chiếu về thời gian vũ trụ.

LMC được các nhà khoa học phát hiện hồi tháng 5/2018, dù nó "lảng vảng" quanh thiên hà chúng ta khoảng 1,5 tỷ năm trước ở khoảng cách 163.000 năm ánh sáng.

Các nhà thiên văn học từng cho rằng LMC sẽ lặng lẽ xoay quanh chúng ta trong nhiều tỷ năm nữa, thậm chí có thể hoàn toàn thoát khỏi lực hấp dẫn của thiên hà. Nhưng các phép đo gần đây cho thấy LMC chứa lượng vật chất tối gấp đôi so với dự đoán.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại