Một thành phố ở Mỹ phải trải qua 65 ngày không thấy Mặt Trời: Chuyện gì đang xảy ra?

Nguyễn Hằng |

Không thấy Mặt Trời suốt 65 ngày là hiện tượng có thật, xảy ra tại một thành phố của bang Alaska, Mỹ.

Nếu là một "cú đêm" thì bạn sẽ muốn trải qua mùa đông ở thành phố Utqiagvik, Alaska, Mỹ. Nơi đây đang diễn ra hiện tượng "đêm vùng cực" và khoảng hơn 4.000 cư dân ở Utqiagvik đang phải trải qua thời kỳ không thấy Mặt Trời kéo dài tới 65 ngày.

Người dân ở thành phố này đã trải qua bình minh và hoàng hôn cuối cùng trước khi bước vào thời kỳ "đêm vùng cực" kéo dài hơn 2 tháng kể từ ngày 18/11 vừa qua.

Một thành phố ở Mỹ phải trải qua 65 ngày không thấy Mặt Trời: Chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 1.

Người dân ở Utqiagvik sẽ không thấy mặt trời trong 65 ngày. Ảnh: Internet

Chia sẻ với CNN, nhà khí tượng học Judson Jones, cho biết, đêm vùng cực là một thời kỳ phổ biến ở những nơi mà không có mặt trời mọc kéo dài trên 24 giờ.

Judson Jones chia sẻ: "Hiện tượng này xảy ra hàng năm".

Utqiagvik là thành phố của tiểu bang Alaska và nằm ở vị trí thuộc phía bắc của vòng Bắc Cực. Chính vì vậy, đêm vùng cực không phải là hiện tượng xa lạ đối với những người dân ở nơi đây. Đặc biệt, trong thời kỳ này, Mặt Trời sẽ không bao giờ nhô lên cao hơn so với đường chân trời.

Các chuyên gia cho biết, ban ngày sẽ ngắn hơn vào mùa đông và nhiệt độ ở đây có thể xuống dưới -10 độ C.

Một thành phố ở Mỹ phải trải qua 65 ngày không thấy Mặt Trời: Chuyện gì đang xảy ra? - Ảnh 2.

Đêm vùng cực đã trở thành một phần quen thuộc đối với người dân nơi đây. Ảnh: Instagram

Ngoài Utquiagvik, hiện tượng đêm vùng cực còn diễn ra ở một số nơi thuộc Alaska, Canada, Phần Lan, Greenland, Nga, Thụy Điển. Mặc dù phải chờ đến 13h04 ngày 23/1/2019 (theo giờ địa phương) để trông thấy Mặt Trời trở lại, nhưng người dân ở thành phố này cũng sẽ thấy một chút ánh nắng vào lúc chạng vạng, thời điểm Mặt Trời nằm ở dưới đường chân trời khoảng 6 độ.

Đáng chú ý là thay vì kéo dài khoảng 6 tiếng thì chạng vạng sẽ giảm xuống còn 3 tiếng vào giữa thời kỳ diễn ra đêm vùng cực.

Người dân ở thành phố Utquiagvik cũng đã rất quen thuộc với sự thay đổi này. Một số người thậm chí còn chia sẻ những bức ảnh thú vị vào dịp đêm vùng cực bắt đầu trên mạng xã hội.

Tham khảo nguồn: CNN, Foxnews

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại