Nhưng đến ngày 6/7 vừa qua, tất cả đã rõ ràng. Tranh cãi còn lại chỉ là liệu mức án được đưa ra liệu có quá nhẹ, hoặc "bộ đôi" này liệu còn phải chịu thêm "cú đấm" nào từ pháp luật nữa hay không, bởi bản án vừa được đưa ra là dành cho sự việc đã xảy ra gần 10 năm trước.
Câu trả lời là rất có thể, bởi song song với vụ án này, cha con nhà Messi bị điều tra trong ít nhất một vụ án khác, liên quan đến gian lận tài chính. "Một tay che cả bầu trời", sự tham lam đã khiến họ không bỏ lỡ bất cứ cơ hội kiếm tiền nào, dù là bất hợp pháp, và dù Messi kiếm được rất nhiều tiền.
Diễn tiến vụ án
Tháng 6/2013: các công tố viên của tòa án Barcelona đưa đơn kiện hai cha con Messi: Lionel Messi và Jorge Messi về tội gian lận thuế trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009.
Đơn kiện cáo buộc hai cha con nhằm hạ thấp mức thuế, đến từ các khoản thu khổng lồ từ Messi, so với mức thuế được áp dụng ở Tây Ban Nha, đã thành lập các công ty vỏ bọc ở nước ngoài để gian lận tiền bản quyền hình ảnh của chính cầu thủ này.
Messi lập tức lên tiếng phủ nhận hoàn toàn tất cả các cáo buộc.
Messi cúi đầu xin lỗi trước phiên tòa tuyên án.
Ngày 25/6/2013: Các công tố viên Barcelona trả lời đài CNN rằng Messi đã trả 10 triệu euro (khoảng 13 triệu USD) để được "xí xóa" các khoản sai về thuế trong các kỳ thuế năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục cáo buộc gian lận thuế gian đoạn 2007-2009.
Ngày 14/8/2013: Messi và cha nộp cho chính quyền Tây Ban Nha 5 triệu euro để "đền bù" cho cáo buộc gian lận thuế giai đoạn 2007-2009.
Ngày 27/9/2013: Messi và cha tiếp tục tham gia phiên điều trần sơ bộ tại tòa án Barcelona về cáo buộc họ gian lận cơ quan thuế Tây Ban Nha hơn 5 triệu euro.
Tháng 6/2014: Một công tố viên nhà nước Tây Ban Nha đề xuất thẩm phán cởi bỏ cái buộc gian lận thuế với Messi, thay vào đó người gánh tất cả tội trạng sẽ là cha của anh.
Cha con Messi rời tòa án sau phiên xử.
Ngày 28/7/2014: Thẩm phán của tòa án Barcelona từ chối đề xuất rút tên Messi ra khỏi cáo buộc, tiếp tục tiến trình truy tố cả 2 cha con tội danh gian lận thuế.
Ngày 8/10/2015: Tòa án Tây Ban Nha quyết định đưa vụ án Messi và cha gian lận thuế ra xét xử.
Ngày 31/5/2016: Phiên tòa xử cha con Messi trốn thuế bắt đầu.
Ngày 6/7/2016: Tòa án Barcelona tuyên án Messi phải chịu 21 tháng tù giam vì gian lận thuế. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên phạm tội, cầu thủ này sẽ không phải ngồi tù, với điều kiện không bị phát hiện thêm vụ phạm pháp nào nữa.
Chẳng phải tay mơ
Tháng 4 năm 2013, David Waygood - giám đốc một công ty liên quan đến nghi án trốn thuế của Messi đã tìm đến cái chết bằng cách lao đầu vào tàu hỏa. David Waygood là giám đốc và nhân viên duy nhất của Sidefloor Limited - một trong nhiều công ty vỏ bọc của bố con Messi.
Cái chết của David Waygood, theo như lá thư tuyệt mệnh để lại là do không thể chịu được áp lực khi phải đối mặt với những buổi thẩm vấn, điều trần của cảnh sát trong quá trình điều tra những gian lận tài chính, trong đó có cả vụ án của cha con Messi.
Theo cơ quan điều tra Tây Ban Nha, cái chết của David Waygood gây cho họ rất nhiều khó khăn trong quá trình điều tra. Chẳng thế mà ngay sau khi bị các công tố viên đâm đơn kiện 2 tháng sau đó, cả hai cha con đều lớn tiếng phản bác trên báo chí.
Cái chết của David Waygood được cho là có dính dáng đến hoạt động phi pháp của cha con nhà Messi.
Tất cả những thông tin người ta biết về ông Jorge Messi đều ghi nhận rằng ông là một công nhân ở Argentina trước khi đưa cả gia đình theo cậu con Lionel Messi sang Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, theo điều tra của các cơ quan điều tra Mỹ gần đây, ông Jorge Messi vốn là một doanh nhân kinh doanh thép, và có quan hệ khắng khít với một trong số những ông trùm ma túy Colombia.
Đến lúc đấy, người ta mới giật mình. Liệu cái chết của David Waygood có thực sự là do tự sát, hay là một sự sắp đặt để "bịt miệng" theo kiểu mafia vẫn làm?
Cái án 21 tháng tù, thoạt nghe có vẻ nặng, nhưng thực ra "nhẹ tợ lông hồng" khi Messi chẳng phải ở tù ngày nào, cũng như được công bố khi người hâm mộ siêu sao này đang cực kỳ đau buồn với thông báo giải nghệ của anh. Án có mà như không.
Nhưng ở đời, có ai học hết được chữ ngờ...
Cú đấm từ Panama
Thực ra chẳng riêng Tây Ban Nha đưa Messi "vào tầm ngắm" vì những gian lận tài chính, mà từ lâu, người Mỹ đã có hồ sơ về hai cha con nhà Messi, với nghi vấn rửa tiền cho các băng đảng ma túy.
Tháng Giêng năm 2011, dưới sự hỗ trợ của FBI và DEA (Cơ quan phòng chống ma túy Mỹ), Mexico đã bắt được Oscar Nava Valencia - thành viên cộm cán của gia đình Valencia, kẻ trực tiếp điều hành hoạt động ma túy ở bang Texas.
Trong quá trình điều tra về hoạt động của Valencia, DEA phát hiện ra rằng chính Messi và cha là công cụ rửa tiền hiệu quả cho Valencia thông qua các trận đấu bóng đá được hai cha con tổ chức, dưới danh nghĩa từ thiện.
Đến lúc đấy, người ta mới biết rằng hóa ra trùm ma túy Valencia vốn là "ông bạn cũ" từng giúp đỡ Jorge Messi rất nhiều, hồi những năm 80 của thế kỷ trước.
Quan trọng, điều mà DEA quan tâm nhất là dòng tiền bẩn có được do buôn bán ma túy, qua những "cỗ máy rửa tiền" như cha con Messi, khi chảy vào Mỹ sẽ trở thành "tiền sạch", giúp khuyếch trương hoạt động của tổ chực tội phạm ngay trong lòng nước Mỹ.
May mắn cho người Mỹ, khi quá trình điều tra cha con Messi đang tiến hành, thì nổ ra vụ Panama Papers, và chẳng phải ngẫu nhiên, cái tên Messi nằm chễm chệ ngay trong đối tài liệu rò rỉ đấy.
Với Panama Papers, DEA làm rõ hơn được quan hệ giữa các công ty vỏ bọc của cha con Messi, cũng như của Valencia ở Panama. Theo đó, hàng năm, có đến hàng chục triệu USD tiền bẩn có được từ buôn bán ma túy, qua những trận đấu từ thiện mang danh nghĩa Messi đã được "rửa sạch".
Người Mỹ vẫn đang miệt mài bóc tách dữ liệu từ Panama Papers, để củng cố hồ sơ nhằm lôi hai cha con Messi ra tòa, ngay tại Mỹ, bởi có ít nhất 2 trận đấu từ thiện nói trên được tổ chức trên đất Mỹ.
Đến lúc đấy, khó khăn mới thực sự bắt đầu với cha con nhà Messi. Nếu người Mỹ ra tay, thì vụ trốn thuế ở Tây Ban Nha chỉ là vết muỗi đốt, nếu đem so với cú đấm trời giáng mang tên Panama Papers.