Lời thề của ông Zelensky bị nghi ngờ

Kiên Bùi |

GD&TĐ - Theo Tổng thống Zelensky, Kiev sẽ tiếp tục cuộc phản công vào mùa thu và suốt mùa đông. Nhưng Ukraine có đủ nguồn lực cho việc đó không?

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc phản công trong mùa đông.

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẽ tiếp tục cuộc phản công trong mùa đông.

Tổng thống Ukraine lập luận rằng nước này đã phạm sai lầm khi tạm dừng hoạt động vào năm ngoái sau khi giành được một số lãnh thổ trước đây do Nga kiểm soát.

Phát biểu với báo chí Mỹ, sau một ngày họp ở Capitol Hill và Nhà Trắng, Tổng thống Zelensky cam kết sẽ tiếp tục chiến đấu suốt mùa thu đông năm nay.

Ông cũng thề sẽ tái kiểm soát Artemovsk (còn được gọi là Bakhmut) và một vài thành phố nữa.

Ông nói rằng viện trợ của Mỹ nên tiếp tục chảy vào Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng trong Quốc hội Mỹ về việc giảm hoặc ngừng hoàn toàn viện trợ tài chính.

Ukraine có vũ khí để duy trì phản công không?

Theo Aleksey Borzenko, một nhà báo và là chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, những lời thề của ông Zelensky dường như không gì khác ngoài mơ tưởng: không rõ ông sẽ lấy thêm quân và đạn dược ở đâu để phục vụ cuộc giao tranh kéo dài.

"Ai sẽ tấn công? Trong hai hoặc ba tháng qua, Quân đội Nga đã đè bẹp một số lượng lớn quân nhân, xe bọc thép và pháo binh của Ukraine. Vậy ai sẽ tấn công? Câu hỏi này rất quan trọng. Họ sẽ cử ai ra tiền tuyến?", chuyên gia Borzenko nói.

Borzenko cho rằng, khó có khả năng họ sẽ đưa ra một chiến lược tấn công phức tạp nào đó. Họ đã sử dụng cả chiến thuật của phương Tây và Liên Xô cũ để tấn công các vị trí của Nga.

Họ cố gắng vượt qua hàng phòng ngự của Nga theo nhóm lớn và nhóm nhỏ. Tuy nhiên, họ đã sa lầy, chịu tổn thất nặng nề và cuối cùng không thể vượt qua được hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga.

Tương tự như vậy, chuyên gia cho biết thêm, họ khó có thể sử dụng xe tăng hạng nặng do NATO cung cấp trong mùa thu và mùa đông, vì những xe bọc thép hạng nặng này không dành cho điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ông gợi ý rằng quân đội Ukraine sẽ sử dụng những gì còn sót lại từ kho T-72 thời Liên Xô.

"Vũ khí nào khác có thể được sử dụng? Họ đang chờ hàng không, nhưng F-16 sẽ không thể có tác động nhiều đến chiến trường. Lực lượng Nga sẽ truy lùng và bắn hạ chúng.

Nhưng họ cũng cần F-16 không phải để tổ chức các trận không chiến trên đường tiếp xúc với máy bay chiến đấu của Nga mà để phóng tên lửa chiến thuật phương Tây cung cấp", ông nói.

Tuy nhiên, Tổng thống Zelensky nêu rõ trong các cuộc phỏng vấn gần đây với truyền thông Mỹ rằng những tên lửa tầm xa đó sẽ được sử dụng để tấn công các mục tiêu sâu hơn trong lãnh thổ Nga.

Điều này phù hợp với chiến thuật khủng bố của Kiev là tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các khu vực dân sự, nhà máy điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng ở Nga.

Tuy nhiên, điều này không liên quan gì đến cán cân quyền lực trên chiến trường.

Theo nhà phân tích, khi nói đến chiến trường, các cuộc đấu pháo và phản pháo, người Ukraine không có đủ đạn dược. Họ đang kỳ vọng nhận được thêm đạn pháo 155 mm từ NATO nhưng sẽ mất thời gian. Ông lưu ý rằng kho đạn 152 mm của họ cũng đã cạn kiệt.

Ông Borzenko nói: "Họ còn lại bao nhiêu quả đạn pháo 152 mm? Họ nhận chúng từ các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây. Đây vẫn là những vũ khí cũ từ những năm 1980".

Cuộc phản công có thể diễn ra như thế nào?

Michael Maloof, cựu nhà phân tích chính sách an ninh cấp cao của Lầu Năm Góc, nói rằng: "Việc tiếp tục triển khai các hoạt động kiểu này trong điều kiện thời tiết như vậy là bất chấp logic và lẽ thường. Ngoài ra, hạn chế của ông Zelensky là những gì ông ấy có sẵn và tình trạng của họ".

Đầu tháng này, Tướng Mark Milley, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, nói với báo chí phương Tây rằng thời tiết lạnh hơn sẽ khiến Ukraine khó hành động hơn nhiều.

Milley cho biết vào ngày 10 tháng 9: "Có lẽ thời tiết chiến đấu còn lại khoảng 30 đến 45 ngày". Các nhà quan sát phương Tây cảnh báo rằng vào cuối tháng 11, mưa lớn sẽ biến chiến trường thành bùn lầy không thể vượt qua, làm phức tạp đáng kể nỗ lực của Ukraine.

Phát biểu với báo chí Mỹ, Oleksandr Tarnavskyi, chỉ huy Nhóm lực lượng chiến lược và tác chiến Tavriya của Kiev, đã cố gắng đưa ra quan điểm khi nói rằng mùa đông sắp tới sẽ không làm chậm cuộc phản công của Ukraine mà chỉ lộ những điều kiện khắc nghiệt mà quân đội Kiev có thể phải đối mặt.

Ông nói rằng thời tiết có thể là trở ngại nghiêm trọng trong cuộc tiến công, nhưng xem xét cách chúng tôi tiến về phía trước, tôi không nghĩ thời tiết sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc phản công.

Chỉ huy Tarnavskyi trên thực tế đã xác nhận điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói trong một cuộc họp báo vào tháng 7:

Ông Putin giải thích rằng Lực lượng vũ trang Ukraine đưa người đến tiền tuyến bằng xe bọc thép, đẩy họ ra ngoài, khiến mọi người phải đối mặt với các cuộc tấn công của lực lượng Nga.

Quân đội Ukraine đã mất hơn 71.000 quân chỉ sau ba tháng phản công bị coi là thất bại.

Chuyên gia Maloof nói: "Đó hoàn toàn là một trận chiến khó khăn. Những gì ông ấy (Tổng thống Zelensky) nhận được sẽ rất hạn chế và thậm chí có thể bị cắt giảm. Vì vậy, tiếp tục phản công trong mùa đông là một nhiệm vụ khó khăn".

Cựu nhà phân tích của Lầu Năm Góc không kỳ vọng lực lượng Kiev sẽ đạt được bất kỳ tiến bộ nào trên thực địa chứ đừng nói đến việc tái kiểm soát Bakhmut.

Phương Tây ngày càng mệt mỏi

Theo Maloof, các nước phương Tây ngày càng mệt mỏi vì cuộc xung đột tại Ukraine kéo dài.

Cựu nhà phân tích của Lầu Năm Góc cho biết: "Người châu Âu và thực sự là người dân Mỹ đang trở nên rất, rất mệt mỏi với điều này. Trước hết, họ không biết mục đích là gì khi người Ukraine chống lại mọi nỗ lực đàm phán và pháo kích vào khu vực phía đông kể từ năm 2014, nơi chủ yếu là người nói tiếng Nga".

Ngoài ra, một số nhà quan sát quân sự Mỹ và thậm chí cả ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Robert Kennedy Jr đã đặt câu hỏi tại sao Washington và NATO lại làm chệch hướng cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine vào tháng 3/2022 tại Istanbul.

Điểm mấu chốt của vấn đề là thỏa thuận hòa bình sơ bộ được ký kết ở Istanbul có thể đã ngăn chặn các hành động thù địch ngay từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

"Các vấn đề khác đang phát sinh", chuyên gia Maloof nói và cho biết thêm: "Tôi biết trong nội bộ nước Mỹ người dân ngày càng tập trung vào tình hình nội bộ, chính trị nội bộ, tác động nội bộ của lạm phát.

Chúng ta có các thành phố bị hỏa hoạn như ở Hawaii. Vậy mà chúng ta vẫn gửi tiền cho nước ngoài, hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la thiết bị. Và những gì bạn có ở Ukraine là để bảo vệ biên giới của mình?

Chúng tôi đang thấy nhiều sự phản đối hơn từ người dân và của Hạ viện đối với bất kỳ yêu cầu viện trợ nào cho Kiev trong tương lai của chính quyền Mỹ".

Báo chí chính thống của Mỹ thừa nhận rằng có những vết nứt trong sự ủng hộ vững chắc dành cho Ukraine ở Mỹ và châu Âu.

Các đại diện của Đảng Cộng hòa đang phản đối gói viện trợ trị giá 24 tỷ USD mới dành cho Ukraine, Warsaw đe dọa ngừng cung cấp vũ khí cho Kiev sau đơn kiện của Ukraine chống lại Ba Lan lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), ứng cử viên tổng thống Slovakia Robert Fico tuyên bố sẽ ngừng ủng hộ Kiev nếu đắc cử.

Tương tự như vậy, Hungary, Ba Lan và Slovakia đã cấm các sản phẩm nông nghiệp từ Ukraine và Budapest tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không ủng hộ việc Ukraine hội nhập vào Liên minh châu Âu.

Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng đối với Kiev và nó có thể còn trở nên tồi tệ hơn nếu một làn sóng khủng hoảng năng lượng mới nhấn chìm châu Âu vào mùa đông này và nếu Mỹ rơi vào suy thoái.

Clip hệ thống Tor-M2 Nga phóng đạn đánh chặn trong chiến dịch quân sự đặc biệt.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại