Báo cáo mới nhất của Mỹ khẳng định rằng, trước tháng 3/2020, Washington sẽ loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất ra khỏi máy bay chiến đấu F-35, nhà thầu Lockheed Martin (nhà thầu của F-35) và tập đoàn Hewlett-Packard (cung ứng động cơ F-35) sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Điều này có nghĩa là thời điểm cuối cùng những linh kiện và bộ phận của F-35 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất chỉ được sử dụng đến hết tháng 3/2020. Sau đó, những linh kiện này sẽ được thay thế bằng nguồn cung cấp khác.
Thông báo của Mỹ khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đó, chính nhà sản xuất tiêm kích tàng hình F-35 đã phải thừa nhận, việc loại bỏ những liên quan của Ankara trong việc sản xuất F-35 nhanh nhất cũng phải kết thúc vào cuối năm 2020.
Từ tháng 8/2019, Lầu Năm Góc kiên quyết giữ lập trường yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ hoàn toàn hệ thống phòng không S-400 nếu muốn tiếp tục tham gia vào dự án F-35. Nhưng đến nay Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không dừng việc tiếp nhận hệ thống S-400, “do vậy, chúng tôi quyết định sẽ loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi kế hoạch này” Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm, công nghệ và hậu cần, bà Ellen Lord nói.
Lockheed Martin và tập đoàn Hewlett-Packard sẽ phụ trách việc loại bỏ toàn bộ linh kiện Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: Huanqiu.
Thời báo Air Force Times của Mỹ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách cung cấp hơn 900 bộ phận của máy bay F-35, trong đó có 400 bộ phận đặc biệt không có nhà thầu thay thế, bao gồm cả thân máy bay vỏ composite, động cơ F-135, giá đỡ tên lửa, thiết bị hiển thị, dự kiến toàn bộ linh kiện do Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách có giá trị khoảng 500 – 600 triệu USD.
Hậu quả của việc loại bỏ các công ty Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chuỗi cung ứng linh kiện F-35 là rất nghiêm trọng.
Để “hất cẳng” Thổ Nhĩ Kỳ, Lockheed Martin và Bộ Quốc phòng đã phải Mỹ ký vào bản hợp đồng trị giá hơn 2,4 tỉ USD mua loạt linh kiện thay thế phục vụ việc phát triển tiêm kích tàng hình F-35.
Năm 2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis đã thừa nhận rằng nếu các công ty Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi dự án, việc sản xuất F-35 sẽ bị gián đoạn và sẽ có khoảng 50-75 chiếc F-35 bị chậm tiến độ. Ngoài ra, cũng phải cần 18-24 tháng để có thể xây ựng chuỗi cung ứng linh kiện mới.
Việc "hất cẳng" Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi dự án F-35 sẽ tạo thành những hậu quả nghiêm trọng. Nguồn: Huanqiu.
Đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là, việc “hất cẳng” Thổ Nhĩ Kỳ cũng đồng nghĩa với việc F-35 không thể phát huy hết khả năng tấn công mạnh nhất của mình khi thiếu tên lửa tàng hình SOM-J do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí-Tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.
Tên lửa SOM-J có khả năng tàng hình, được trang bị đầu đạn nổ mảnh bán xuyên giáp nặng 140kg, tầm bắn hơn 240km, tốc độ cận âm khoảng 1.100km/h, có thể tấn công mục tiêu trên bộ lẫn trên biển.
Khối lượng khoảng 455kg cho phép SOM-J gắn được vào giá treo trong khoang vũ khí nhỏ hẹp của F-35. Vũ khí này được coi là niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ và có vai trò không thể thiếu đối với toàn bộ chương trình F-35.
Máy bay F-35 của Mỹ nếu thiếu tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thể phát huy toàn bộ sức mạnh. Nguồn: Huanqiu.
Đươc biết, chương trình máy bay chiến đấu F-35 được chia thành hai cấp. Cấp một là “các quốc gia đối tác” tham gia vào dự án từ khi bắt đầu. Vào thời điểm đó, trừ Mỹ ra thì 9 “quốc gia đối tác” đã cung cấp 4,375 tỉ USD để tài trợ dự án. Các quốc gia này cũng được phép xây dưng cơ sở sản xuất linh kiện F-35 trong nước.
Cấp hai là “khách hàng”mua máy bay chiến đấu F-35, các quốc gia này sẽ không thể trực tiếp tham gia vào các quyết định phát triển máy bay chiến đấu F-35 và cũng có ít quyền lợi hơn trong phương diện hợp tác doanh nghiệp, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel.