Liệu sức mạnh quân sự của chính quyền Maduro có thể ngăn được nguy cơ Mỹ can thiệp vào Velezuela?

Nguyễn Thuận |

Ngày 01.05.2019, ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo trả lời phỏng vấn của CNN tuyên bố: Các hệ thống tên lửa phòng không Nga sẽ không thể ngăn chặn những cuộc không kích của Mỹ vào Venezuela, nếu Washington ra quyết định tấn công hỗ trợ phong trào nổi dậy của phe đối lập Juan Guaido.

Ngày 01.05.2019, ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo trả lời phỏng vấn của CNN tuyên bố: Các hệ thống tên lửa phòng không Nga sẽ không thể ngăn chặn những cuộc không kích của Mỹ vào Venezuela, nếu Washington ra quyết định tấn công hỗ trợ phong trào nổi dậy của phe đối lập Juan Guaido.

Cùng trong ngày, Caracas tuyên bố nỗ lực đảo chính của phe đối lập, với sự ủng hộ nhiệt thành của Nhà Trắng đã thất bại . Theo những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro thì ngoại trừ một số sĩ quan cấp thấp trong quân đội, không có lực lượng vũ trang nào đáng kể ủng hộ nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido .

Theo các chuyên gia quân sự, trong điều kiện hiện nay việc can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào quốc gia này hoàn toàn không đơn giản. Hệ thống phòng không của Venezuela, với trọng tâm là tổ hợp S-300 của Nga, có thể gây tổn thất đáng kể cho Không quân Mỹ. Các nhà phân tích địa chính trị cho rằng, đe dọa sử dụng vũ lực Washington sẽ như một đòn bẩy, gây áp lực tâm lý với chính quyền Cộng hòa Bolivar và tạo động lực cho các động thái tiếp theo của phe đối lập.

RIA Novosti dẫn lời ông Pompeo trên CNN cho biết: "Thế giới không được phép nghi ngờ về năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang Mỹ. Nếu tổng thống Donald Trump quyết định can thiệp quân sự vào Venezuela, quân đội sẽ thực thi mệnh lệnh "theo cách đạt được kết quả mà tổng thống mong muốn". Các hệ thống tên lửa phòng không Nga, trong biên chế của quân đội Cộng hòa Bolivar sẽ không thể ngăn chặn được sức mạnh của máy bay Mỹ".

Các quan chức Mỹ không chỉ một lần nhấn mạnh khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela, tổng thống Donald Trump cũng không ngoại trừ khả năng quân đội Mỹ sẽ can thiệp vào quốc gia này. Tháng 03.2019, ông tuyên bố, mọi giải pháp đều được đặt ra sẵn sàng trên bàn, ám chỉ quân đội Mỹ sẽ can thiệp vào nước Cộng hòa Bolivar trong điều kiện cần thiết.

Ngày 30.04.2019, lãnh đạo phe đối lập Venezuela, ông Juan Guaido tuyên bố rằng Maduro sẽ bị lật đổ vào tháng 05.2019. “Người dân Venezuela đã tiến hành cuộc cách mạng chấm dứt sự chiếm đoạt tài sản và công sức của mình. Hiện nay, tôi đang gặp gỡ với các đơn vị của lực lượng vũ trang Velezuela, đánh dấu bước khởi đầu cho giai đoạn cuối cùng của Chiến dịch Tự do”, ông viết trên tài khoản Twitter của mình.

Chiến dịch “tự do” mà thủ lĩnh phe đối lập Juan Guaido đang thúc đẩy nhằm kêu gọi quần chúng xuống đường hành động, lật đổ đối thủ là tổng thống đương nhiệm Maduro.

Chính quyền Venezuela tuyên bố ông Guaido đăng tải thông tin gian trá. Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Padrino Lopez trên tài khoản Twitter chính thức viết, không có trường hợp bất tuân lệnh tại các sở chỉ huy và căn cứ quân sự. Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình địa phương, bộ trưởng cho biết: chỉ có một nhóm nhỏ các quân nhân và cảnh sát tham gia vào phong trào đối lập của Guaido.

Nhà lãnh đạo phe đối lập Venezuela trên Twitter kêu gọi những người chống Maduro tiếp tục các cuộc biểu tình. Guaido tuyên bố bắt đầu cuộc cách mạng “hòa bình” thúc đẩy những người ủng hộ ông ta đến các trụ sở tập trung, những địa điểm này được thành lập trên toàn quốc.

Khả năng can thiệp quân sự

Các chuyên gia quân sư nghi ngờ khả năng Mỹ sẽ can thiệp vào cuộc xung đột ở Venezuela nếu tình hình không thuận lợi cho Guaido. Các nhà phân tích cho rằng, ông Pompeo đánh giá thấp năng lực phòng thủ của các lực lượng vũ trang Venezuela đối với quân đội Mỹ.

Có ba chủng loại các tổ hợp phòng không có trong biên chế của quân đội Venezuela, đó là các tổ hợp Tor, Buk, S-300. Ông Alexey Leonkov, biên tập viên của Tạp chí Fatherland, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với RT: "Liên kết phối hợp nhất thể hóa, ba loại tổ hợp này có thể tạo ra một hệ thống phòng không nhiều tầng, nhiều lớp. Khả năng này sẽ đẩy lùi các phương tiện tấn công đường không. Mỗi tổ hợp thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó S-300 tấn công các mục tiêu lớn như máy bay chiến đấu, bao gồm cả máy bay tàng hình, máy bay trinh sát, cảnh báo sớm và chỉ huy trên không AWACS".

Ông Leon Leonkov nói: "Buk" và "Tor" phụ trách tiêu diệt các mục tiêu khác như máy bay chiến thuật, tên lửa hành trình và các máy bay không người lái (UAV). Sử dụng hợp lý các tổ hợp phòng không, có thể xây dựng hệ thống phòng không nhiều tầng nhiều lớp, cho phép gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng tấn công. Trong tình huống khó khăn, khi liên minh các quốc gia can thiệp quyết tạo ra ưu thế tuyệt đối trên không, hệ thống phòng không không thể ngăn chặn hoàn toàn cuộc tấn công và có thể bị phá hủy, nhưng sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho kẻ thù.

RIA Novosti dẫn nguồn các chuyên gia phân tích quân sự thế giới cho biết, sức mạnh lớn nhất trong quân đội Venezuela không phải là phòng không. Lực lượng gây ấn tượng lớn nhất lại là lục quân, có quân số 123.000 binh sĩ, 220.000 dân quân quốc gia. Các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Venezuela có 92 xe tăng T-72B1V do Nga sản xuất, 80 xe tăng AMX-30 Pháp, 123 xe bộ binh chiến đấu BMP-3M do Nga hiện đại hóa với thiết giáp tăng cường, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, động cơ turbo tăng áp cải tiến và hệ thống phòng thủ chủ động Arena-E.

Các đơn vị tăng thiết giáp Venezuela còn có 114 xe thiết giáp BTR-80A Nga và vài chục thiết giáp cũ hơn của Trung Quốc và Pháp. Lục quân quốc gia được trang bị pháo tự hành do Nga sản xuất. Trong đó có 50 pháo tự hành Msta-S, 24 pháo phản lực Grad, 12 pháo phản lực Smerch MLRS 300mm.

Không quân Venezuela có 23 chiếc Su-30MK2V của Nga. Hải quân của quốc gia này có ba tàu khu trục tên lửa do Ý sản xuất, hai tàu ngầm diesel-điện phóng ngư lôi của Đức và khoảng 12 tàu tuần biển pháo binh hạng nhẹ.

Chuyên gia Leonkov khẳng định, khi quân đội vẫn trung thành, chính phủ ông Maduro có đủ năng lực đẩy lùi cuộc tấn công can thiệp từ bên ngoài. Chính vì vậy, Mỹ chưa quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự ở Venezuela. Thay vào đó, Washington đang muốn các quốc gia láng giềng khác hỗ trợ cho phe đối lập Guaido, can thiệp quân sự vào Velezuela, nhưng điều đó mới chỉ diễn ra trong các tuyên bố khác nhau như một đòn bẩy.

Những áp lực chiến tranh tâm lý

Vladimir Travkin, tổng biên tập tạp chí Mỹ Latinh cho biết, những tuyên bố về khả năng các nước láng giềng Colombia và Brazil, sử dụng lực lượng vũ trang chống lại Venezuela diễn ra liên tục trong vài tháng qua. Nhưng chưa hề có một động thái cụ thể nào được thực hiện.

Ông Travkin trong một cuộc phỏng vấn với RT phân tích: "Trên lãnh thổ Colombia, nội chiến vừa lắng dịu. Đất nước mới có hòa bình, do có nhiều thỏa thuận ngừng bắn. Nhưng những chiến binh chiến đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa tự coi mình là đồng minh của lực lượng theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa Venezuela, sẽ không thể ngồi yên nếu quân đội Colombia tham gia cuộc can thiệp của Mỹ vào Venezuela".

Theo ông Trav Travkin: Tổng thống Brazil Jair Bolsonard cũng sẽ phải đối mặt với sự phản đối nghiêm trọng tại đất nước nếu quyết định thực hiện sự yểm trợ quân sự với chiến dịch can thiệp của quân đội Mỹ.

Quân đội Brazil không ủng hộ cuộc tiến công vào Venezuela. Các sĩ quan quân sự hiểu rằng, khi tiến hành chiến tranh ở Velezuela, mối nguy hiểm sẽ bùng phát ở hậu phương, nơi có hàng triệu người nghiêng theo cánh tả và muốn sử dụng tình huống để thay đổi chính quyền.

Ngoài ra, tuyến biên giới Colombia - Venezuela, Brazil - Venezuela là chiến trường rất phức tạp do các điều kiện địa hình, không thể tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng mà phải tiến hành một chiến dịch dài ngày. Từ những đặc điểm trên, Washington không chờ đợi một cuộc can thiệp quân sự của Colombia và Brazil vào Venezuela, ủng hộ phe đối lập Guaido.

Nhà phân tích Trav Travkin cho rằng, chiến dịch tuyên truyền, đe dọa hai nước này có thể phối hợp tham gia động thái can thiệp quân sự Mỹ hoặc trở thành những lực lượng tấn công chủ lực là một phần của đòn bẩy gây áp lực tâm lý đối với chính quyền Venezuela, tương tự như hoạt động đe dọa cuộc can thiệp quân sự vào Cuba trong hàng chục năm qua.

Chuyên gia Leonkov nhận xét, những tuyên bố đe dọa của Mỹ không mang lại một cuộc chiến kiểu Syria với cuộc đào ngũ hàng loạt của sĩ quan binh sĩ và hình thành các nhóm cực đoan. Trên diễn biến tình hình hiện nay, chính quyền ông Maduro sẽ tích cực tăng cường trang bị cho quân đội, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ tài chính của Moscow và Bắc Kinh. Cho đến nay, số lượng vũ khí Velezuela đã mua từ Nga lên đến 12 tỷ USD. Số lượng vũ khí trang thiết bị và sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc không có thông tin.

Trong tương lai sắp tới quân đội Venezuela lại tiếp tục mua vũ khí trên những khoản vay tín dụng, trang bị cho lực lượng bộ binh, không quân và phòng không. Chính quyền Caracas, từ kinh nghiệm của Libya sẽ tăng cường mua sắm các tổ hợp tên lửa phòng không có sẵn.

Ông Travkin cho rằng, người Mỹ không tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự, nhưng tăng cường lôi kéo các phe nhóm đối lập, bí mật cung cấp vũ khí trang thiết bị và cố gắng kích hoạt các cuộc bạo loạn trong lãnh thổ Venezuela. Ông nói:

"Các phe nhóm đối lập Guaido, được sự ủng hộ của Washington đã tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang cách đây vài ngày nhằm làm bùng phát một cuộc bạo động lan rộng trên cả nước. Vụ kích động nội chiến thất bại. Nhưng không có nghĩa là những nỗ lực như vậy sẽ dừng lại trong tương lai.

Người Mỹ hiện đang cố gắng lôi kéo lực lượng vũ trang Velezuela, nhưng đến thời điểm này, quân đội, cảnh sát và an ninh đứng về phía Maduro. Tổng thống Venezuela không bị lật đổ, dù Guaido thậm chí còn nêu rõ ngày cụ thể sẽ xảy ra điều này. Chính vì vậy, Mỹ tiếp tục tăng cường áp lực lên chính trường và xã hội Velezuela với những chính sách, biện pháp và phương pháp tuyên truyền khác, mạnh mẽ hơn, cuộc chiến mới chỉ bắt đầu”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại