Gia Cát Lượng được gọi là "Ngoạ Long tiên sinh", hình tượng thần cơ diệu toán, giỏi bày mưu tính kế của ông được mọi người biết rõ.
Gia Cát Lượng vốn làm ruộng ở Nam Dương, về sau được người khác tiến cử với ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi. Ba huynh đệ đã cất công đến nhà tranh của Khổng Minh ba lần, cuối cùng cũng mời được ông xuống núi.
Sau khi xuống núi, Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị vạch ra sách lược chia ba thiên hạ, giúp Lưu Bị nhanh chóng từ người đứng đầu của một cánh quân khởi nghĩa nho nhỏ trở thành vua nước Thục dưới thời Tam Quốc.
Trong suy nghĩ của mọi người, Gia Cát Lượng giỏi giang tới vậy, sao có thể sợ ai chứ? Thế nhưng Gia Cát Lượng thật sự e ngại ba người này.
1. Quan Vũ
Quan Vũ là người anh em tốt kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị, trên hết là phụ tá đắc lực của Lưu Bị.
Võ nghệ của Quan Vũ hiển nhiên không có gì để bàn cãi, nhưng cách đối nhân xử thế lại không được khôn khéo.
Quan Vũ luôn thích chọc vào nỗi đau của người khác, ngoài ra quan hệ giữa ông và Gia Cát Lượng không hề tốt đẹp, nguyên nhân là bởi vì Lưu Bị vô cùng tín nhiệm Gia Cát Lượng, mọi việc đều hỏi qua ý kiến của quân sư, chính bởi thế nên Quan Vũ cực kỳ không ưa Gia Cát Lượng.
Về phía Gia Cát Lượng, ông cũng không yên tâm và luôn lo sợ Quan Vũ sẽ làm hỏng việc.
Cụ thể là sau khi Lưu Bị có được Kinh Châu, ông đã cử có một mình Quan Vũ tới vùng đất này. Gia Cát Lượng muốn cử thêm người đi cùng với Quan Vũ, thế nhưng nếu như nói ra lời này, sẽ tổn thương tình cảm, mâu thuẫn giữa hai người sẽ càng ngày càng nghiêm trọng, thế nhưng không nói ông lại càng chẳng yên tâm.
Hình ảnh nhân vật Quan Vũ trên phim.
Ông sợ rằng để Quan Vũ một mình hành sự, sẽ có ngày có chuyện chẳng lành với Thục Hán. Và lịch sử đã chứng minh nhận định của Gia Cát Lượng là chính xác.
2. Lưu Bị
Lưu Bị là chúa công của Gia Cát Lượng, tuy rằng thái độ của Lưu Bị khi mời Gia Cát Lượng là vô cùng khiêm tốn, ba lần đích thân tới nhà bái phỏng, còn thắp nến trò chuyện suốt đêm nhưng bắt đầu từ khi Gia Cát Lượng quyết định đi theo Lưu Bị tới nước Thục làm mưu sĩ, ông đã trở thành cấp dưới, là thuộc hạ Lưu Bị, không được vượt mặt Lưu Bị.
Có thể nói rằng Lưu Bị là người dễ tính nhất trong số ba ông vua của Tam Quốc, nhưng ông vẫn là một vị quân vương, cho dù ngày thường ông có tin tưởng bề tôi bên cạnh mình ra sao, nhưng vẫn chỉ tồn tại nghĩa vua tôi.
Khi Lưu Bị gửi gắm con côi tại thành Bạch Đế, ông có nói với Gia Cát Lượng rằng, nếu như Lưu Thiện không phải là một quân vương tốt, tiên sinh có thể thay thế. Gia Cát Lượng nghe được lời này thì sợ hãi, quỳ sụp xuống từ chối và bày tỏ quan điểm cúc cung tận tụy của mình.
Từ việc này có thể thấy được, cho dù Gia Cát Lượng có hết sức thân cận với Lưu Bị, ông vẫn có phần phải e dè trước vị chúa công này. Nếu như khi ấy ông đồng ý với Lưu Bị, e là chỉ ngay giây sau thôi sẽ có người trừ khử ông.
3. Tào Chân
Trong "Tam quốc diễn nghĩa", vì sắc thái văn học, tác giả đã kém cỏi hoá hình tượng nhân vật Tào Chân. Thực tế trong lịch sử, Tào Chân là trợ thủ đắc lực của Tào Tháo, cũng là vũ khí bí mật Tào Tháo để lại cho con cháu. Sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý giành được quyền hành. Ở trong triều đình, chỉ Tào Chân có thể đối chọi lại với ông ta.
Hình ảnh nhân vật Tào Chân trên phim.
Năm đó, sau khi nghỉ ngơi lấy sức một thời gian, Gia Cát Lượng bắt đầu tiến hành Bắc phạt.
Để tiêu diệt Tào Chân, Tư Mã Ý đã để ông nhận nhiệm vụ ngay lúc nguy nan. Vậy là hai người Tào Chân và Gia Cát Lượng bắt đầu đọ sức. Tuy rằng Gia Cát Lượng giỏi về mưu lược, thế nhưng khi đối mặt với Tào Chân lại phải tháo chạy nhiều lần, tới mức Gia Cát Lượng vẫn luôn vô cùng sợ gặp phải Tào Chân khi giao chiến.
*Theo quan điểm của Sohu (Trung Quốc)