“Trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh, hiện tại chúng ta đang cạnh tranh gắt gao với một số đối thủ trên thế giới. Chúng ta đã ở vị trí dẫn đầu mười năm trước, và đã có hai chương trình, hai nguyên mẫu... Nhưng chúng hoạt động không thực sự tốt.
Chúng ta đã làm gì sau khi dự án thất bại? Nghiên cứu nguyên nhân của những thất bại đó và hủy bỏ các chương trình này”, ông Heiten nói khi phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế ở Washington.
Ông thừa nhận rằng bây giờ, sau khi chương trình phát triển bị dừng lại, họ sẽ mất nhiều năm để khôi phục nó, và cùng với đó kêu gọi đẩy nhanh quá trình này, điều mà theo ông, vẫn chưa được thực hiện.
Gần đây, Mỹ đã tích cực nghiên cứu để tạo ra các tên lửa siêu thanh. Theo đó, vào năm 2018, quân đội Mỹ đã bắt đầu chế tạo tên lửa ARRW thuộc lớp ‘không đối đất’.
Đồng thời, Mỹ đang tạo ra tên lửa HCSW siêu thanh tầm xa cho Không quân. Tổng cộng, việc chế tạo ARRW và HCSW sẽ tiêu tốn gần một tỷ rưỡi đô la ngân sách Mỹ.
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump cũng đã khẳng định sự phát triển của vũ khí siêu âm.
Tính tới thời điểm hiện tại, quốc gia duy nhất trên thế giới tuyên bố chính thức sở hữu vũ khí siêu âm là Nga. Năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố về việc phóng hệ thống tên lửa chiến lược với đơn vị chiến đấu ‘Avangard’ được lập trình sẵn mục tiêu và thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm siêu âm ‘Zircon’.
Vào tháng 10 năm 2019, ông Putin nhấn mạnh rằng vào thời điểm các đội quân hàng đầu thế giới có vũ khí siêu âm thì ở Nga sẽ có vũ khí siêu âm hiện đại hơn nữa, các nhà khoa học đang nghiên cứu về dự án này.