Lãnh đạo các nước trên thế giới bất ngờ “đổi giọng” về Donald Trump

Bảo San |

Không chỉ có đảng Cộng hòa phải chấp nhận rằng tỉ phú Donald Trump là ứng cử viên Tổng thống Mỹ duy nhất mà họ đang có, ngay cả lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, những người đã từng nhạo báng ông Trump, cũng phải “đổi giọng”.

Thủ tướng Anh David Cameron đã từng gọi đề xuất của ông Trump cấm người theo đạo Hồi tạm thời nhập cảnh vào Mỹ là “phân biệt đối xử, ngu ngốc và sai lầm”.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo mới đây với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Cameron nói rằng ông Trump “đáng được tôn trọng” khi vượt qua vòng bầu cử sơ bộ.

Thủ tướng Anh không thừa nhận sai lầm của mình đối với phát ngôn trước đây, đồng thời ông cũng nói thêm rằng ông vẫn giữ nguyên quan điểm của mình đối với phát biểu của ông Trump.

Tôi hiểu rất rõ rằng đề xuất chính sách mà ông Trump đưa ra là một sai lầm lớn”, ông nói.

Tuy nhiên, quan điểm về ông Trump đang có sự thay đổi rõ rệt.

Các cuộc khảo sát cho thấy phát biểu của ông Trump về việc các nước thành viên NATO cần phải nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động của mình và Mỹ nên tránh xa những cuộc chiến tranh có thể gây tốn kém rất nhiều đã khiến người dân Mỹ ủng hộ.

Nhiều đồng minh Mỹ trước đây đã coi thường ông Trump giờ đây đang phải đối mặt với thực tế rằng ông có thể sẽ trở thành lãnh đạo mới của Mỹ.

Vào tháng 2, đáp lại phát biểu của ông Trump rằng ông sẽ buộc Mexico phải đầu tư ngân sách để xây dựng một bức tường lớn dọc biên giới Mỹ - Mexico để ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, cựu Tổng thống Mexico Vicente Fox cho biết: “Tôi sẽ không trả tiền để xây bức tường vớ vẩn đó”.

Nhưng đến tuần trước, ông Fox đã phát ngôn nhằm xoa dịu những bất đồng với ông Trump.

Trong một cuộc phỏng vấn với trang tin Breitbart News, ông Fox nói rằng: “Nếu tôi khiến ông cảm thấy xúc phạm, cho phép tôi gửi lời xin lỗi”.

Khi ông Trump tuyên bố tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ vào tháng 6/2015, ông Trump đã gọi những người Mexico vượt biên vào Mỹ là “những tên dâm tặc” và mang theo ma túy cùng các tệ nạn xã hội.

Mặc dù sau đó ông Trump cũng nói thêm rằng “một vài người trong đó là những người tốt”.

Tha thứ là một trong những phẩm chất quý giá nhất mà con người có và làm nên một nhà lãnh đạo biết cảm thông”, ông Fox cho biết.

Anh phải biết khiêm tốn và phải vị tha, trân trọng những người hàng xóm của mình”, ông này nhấn mạnh.

Không chỉ có Mexico, nhiều đồng minh Mỹ trước đây là mục tiêu của những phát ngôn của ông Trump hoặc bày tỏ sự bất đồng với chính sách mà ông đưa ra đều bắt đầu thay đổi quan điểm.

Trung Quốc, một quốc gia mà ông Trump đã cáo buộc điều chỉnh mệnh giá đồng tiền và có những hành vi thương mại mờ ám, nhìn chung không có bất kỳ bình luận nào về cuộc tranh cử đang diễn ra ở Mỹ.

Nhưng tháng trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei đã gọi phát ngôn của ứng cử viên đảng Cộng hòa là “vô lý” khi ông đề xuất áp đặt thuế đặc biệt đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhưng sau khi ông Trump chiến thắng tại bang Indiana, cùng với việc tỉ phú Mỹ nhận định Trung Quốc đang “làm nhục” nước Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bình luận một cách mềm mỏng về ông Trump: “Chúng ta cần phải nhận thấy rằng quan hệ hợp tác thương mại song phương Mỹ - Trung là phù hợp với lợi ích của hai bên”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết: "Chúng tôi hy vọng người dân Mỹ có thể nhìn nhận quan hệ hợp tác này một cách khách quan và tích cực”.

Tuy vậy, nhiều người vẫn tỏ ra không đồng tình với chính sách của ông Trump. Hoàng thân Ả Rập Xê út Turki al-Faisal, cựu đại sứ Ả Rập Xê út tại Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo gay gắt đối với tỉ phú Mỹ.

Thật lòng mà nói, tôi không thể tin được rằng một quốc gia như Mỹ lại chấp nhận một người phát biểu rằng “một số người sẽ không được sinh sống tại Mỹ” làm tổng thống”, ông Turki cho biết.

Tất cả đều phụ thuộc vào người dân Mỹ”, ông Turki nói thêm. “Tôi hy vọng rằng các bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn của mình vào tháng 11 tới”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại