Làn sóng XHCN châu Âu trở lại sau cuộc bầu cử tại Tây Ban Nha

PHỤC HƯNG |

Chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua của đương kim Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã mở đầu cho làn sóng XHCN trở lại châu Âu, có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu trong tháng này.

Đảng nắm quyền theo khuynh hướng XHCN đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử diễn ra vào Chủ nhật tuần qua, là tín hiệu đáp trả lại trào lưu chủ nghĩa dân tộc, cũng như sự lên ngôi của các chính đảng cánh hữu trong vài năm qua, cũng như vấn đề nhập cư châu Âu đã khiến cả EU lao đao.

"Đối với người dân châu Âu, nền dân chủ xã hội là tương lai tươi sáng, bởi nó đã chứng tỏ được tính ưu việt trong thời điểm hiện tại, mà Tây Ban Nha là ví dụ điển hình", ông Sanchez phát biểu trước đám đông quần chúng ủng hộ. "Chúng tôi muốn đóng góp sức mình để có được một chính phủ châu Âu hùng mạnh, không phải là làm nó yếu đi".

Mặc dù vậy, đảng trung tả của ông Sanchez đã không chiếm đa số trong quốc hội, song đã nỗ lực để số ghế trong quốc hội của họ chiếm một nửa, vượt lên Đảng Nhân dân (PP) theo đường lối bảo thủ truyền thống. Đảng Vox trở thành đảng cánh hữu đầu tiên giành được một vài ghế trong quốc hội kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước, thế nhưng, chỉ với 10% ủng hộ, đảng này khó có khả năng chiếm một vị thế nhất định trong chính phủ mới.

"Đây là chiến thắng của sự đoàn kết, công bằng, đối thoại, công bằng, ổn định", ứng viên theo khuynh hướng XHCN Frans Timmermans của Hà Lan bình luận về cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào ngày 26/5. "Đây là điều mà cả châu Âu đang chờ đợi".

Ủy viên Ủy ban Kinh tế châu Âu Pierre Moscovici, một người XHCN Pháp cũng đã chúc mừng Thủ tướng Sanchez, khi cho rằng phương hướng cánh tả là con đường của Tây Ban Nha. Chủ tịch đảng SPD (Đức) Ortsverein Achim cho rằng, chiến thắng của đương kim Thủ tướng Tây Ban Nha đã cho thấy phong trào dân chủ xã hội ở châu Âu đã đạt được bước tiến mới.

Phong trào dân chủ xã hội đã xuất hiện rộng rãi tại châu Âu, với nhiều khuynh hướng thiên tả và trung tả, ủng hộ hội nhập thị trường tự do, với những chính sách phúc lợi xã hội. Tốc độ phục hồi của khu vực Eurozone sau khi vỡ nợ đã đe dọa những nỗ lực của châu Âu trong vấn đề nhập cư và hợp tác trong những năm qua, khiến phong trào dân tộc chủ nghĩa chiếm ưu thế, bộc lộ ý định độc lập khỏi EU. Điển hình là cuộc trưng cầu dân ý tại Anh vào năm 2016 về vấn đề Brexit, cũng như sự thất thế của các chính đảng cánh tả truyền thống tại Pháp và Italia

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại