"Phương pháp phòng thủ nhằm chống lại "mối đe dọa từ Nga" (do Mỹ tưởng tượng ra) đang gây quan ngại sâu sắc.
Ở đây đang đề cập tới các thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa tại biên giới của chúng ta. Từ các bệ phóng này có thể bắn tên lửa hành trình trong phạm vi bao trùm rất nhiều cơ sở hạ tầng chiến lược của Nga" - ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga trả lời phỏng vấn đài Sputnik.
"Tất nhiên, Mỹ phủ nhận khả năng này nhưng họ không dẫn ra được các lập luận thực tế" - ông Patrushev cho hay.
Cơ sở phòng thủ tên lửa ở Romania
Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố chính thức đưa vào hoạt động cơ sở phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis trên bờ tại Deveselu (Romania).
Cơ sở này bao gồm 1 radar tầm xa SPY-1D kết nối với 3 dàn phóng tên lửa đánh chặn Mk-41. Hệ thống Mk-41 dạng phóng thẳng đứng thường đặt trên các tàu khu trục của hải quân Mỹ và dùng để phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Vì lý do đó mà giới chuyên gia quốc phòng Nga lo ngại Mỹ sẽ chuyển mục đích sử dụng, phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu ở Nga.
Bên cạnh mối lo ngại tên lửa, Moscow còn sợ rằng Mỹ sẽ dùng radar của hệ thống Aegis để theo dõi các hoạt động của máy bay và các vụ thử tên lửa trong không phận Nga.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng mối lo này có vẻ là hơi thừa vì Mỹ bị cấm triển khai tên lửa Tomahawk ở châu Âu, dựa theo Hiệp ước tên lửa tầm trung mà nước này ký với Nga vào năm 1987.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ tuyên bố cơ sở phòng thủ tên lửa Aegis tại Deveselu là một phần trong chương trình Tiếp cận châu Âu thích ứng từng giai đoạn (EPAA), được lập ra để bảo vệ các nước NATO trước mối đe doạ tên lửa đạn đạo từ Trung Đông (Iran).
Washington cũng cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa này không có khả năng ngăn chặn các tên lửa liên lục địa của Nga.
Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống Aegis trên bộ ngày 20/5/2014. Nguồn: KITV