Kinh tế Syria trước cuộc tấn công của Liên quân Anh - Mỹ - Pháp ra sao?

Lam Thiên |

Năm 2016, GDP của Syria đạt 77.460 USD, đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông. Quốc gia này phát triển kinh tế dựa trên 3 mũi nhọn là nông nghiệp, dầu mỏ và dịch vụ.

Trong văn phòng bé tí tẹo, bị che khuất bởi hàng chồng xà phòng ô liu và những túi quả hồ trăn mua được từ khu chợ chính ở thủ đô Damascus, Abu Abdallah nói với phóng viên Financial Times về những khó khăn khi kiếm tiền tại quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá.

Vốn là chủ sở hữu một công ty buôn bán các mặt hàng tiêu dùng, với thực phẩm, sữa,... được lấy từ trang trại nuôi cừu ở phía Đông Syria - có lúc nằm dưới sự kiểm soát của Isis - Abu Abdallah than thở rằng mình đang phải đối mặt với những áp lực từ mọi phía.

"Chính phủ, các nhóm vũ trang, Isis và cả bọn tội phạm vặt đang khiến việc kinh doanh của tôi lâm vào thế bí chưa từng thấy. Đã có thời, hàng hóa được chuyển từ Deir Ezzor tới đây chỉ mất khoảng 6 giờ, nhưng nay là 2 tuần, với chi phí tăng gấp 200 lần, chủ yếu là để trả cho bất cứ tay súng nào gặp phải trên đường đi".

Là một quốc gia Tây Á, có đường biên giới giáp với Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Jordan và Israel, Syria từ lâu là một nền kinh tế nằm trong mức trung bình của thế giới, phát triển dựa trên ngành nông nghiệp, dầu mỏ, công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp từng đóng góp 25% GDP và thu hút 42% lực lượng lao động tại Syria.

Thời kỳ phát triển cực thịnh của Syria rơi vào hai thập kỷ 1960 và 1970, khi tăng trưởng kinh tế có lúc đạt tới con số 336%. Đây cũng là thời kỳ Syria phát triển kinh tế trong nước theo hướng tập trung hóa. Những năm 1980, Syria có mức tăng trưởng trung bình 33%, nhưng giảm còn 12% trong giai đoạn 1990 (trung bình chỉ 1,1% mỗi năm). Đến năm 2007-2008, mức tăng trưởng được duy trì 4-6%, trước khi rơi sâu kể từ khi cuộc nội chiến bùng phát.

Năm 2011, nội chiến trong lòng Syria giữa các nhóm phiến quân và quân Chính phủ nổ ra. Năm 2012, tăng trưởng quốc gia này là -20%, năm 2014 là -10%.

Những năm gần đây, nội tại kinh tế Syria phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng và cùng những trở ngại cho tăng trưởng khi duy trì khu vực công quá lớn nhưng hoạt động yếu kém, sản lượng dầu giảm sút, tham nhũng trên diện rộng, thị trường tài chính non trẻ. Tính đến năm 2016, GDP của Syria đạt 77.460 USD, đứng thứ 68 thế giới, đứng thứ 24 châu Á và đứng thứ 8 Trung Đông.

Hơn 5 năm chìm trong nội chiến, Syria mất nhiều hơn 250.000 mạng người, 5 triệu dân sống lưu vong và 7 triệu người khác phải tản cư khỏi các vùng chiến sự. 1.170 tỷ USD được cho là thiệt hại quy về kinh tế của Syria trong giai đoạn này.

Sự trừng phạt của quốc tế lên chính phủ Syria đang bào mòn cuộc sống thực của từng người dân nơi đây. Trước chiến tranh, cứ 50 Lira đổi được 1 USD, nhưng đến cuối năm 2016, mức đổi ngang giá đã là 500 Lira.

Không thể xuất khẩu để thu về ngoại tệ, nhà máy trong nước bị cướp bóc và kiểm soát bởi các nhóm vũ trang, phần lớn các ngành công nghiệp của quốc gia này đã giảm sút 50-60% (tính đến năm 2016) theo báo cáo từ phòng công nghiệp Damascus.

Human Jazairi, cựu Bộ trưởng Kinh tế Syria, lắc đầu trước vấn nạn kinh tế đang biến phần lớn tầng lớp trung lưu ở quốc gia này quay về mức nghèo khổ. "Lạm phát đã tăng 400% kể từ năm 2011, khiến 2/3 người dân sống trong mức nghèo khổ cùng cực. Trước những cuộc nội chiến, tỷ lệ này chỉ là 12%".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại