Kinh ngạc với khí tài "cổ lỗ sĩ" của tên lửa S-400 Nga triển khai ở Syria: Chẳng thể ngờ!

Bình Nguyên |

Khi quyết định can thiệp quân sự vào Syria, Moscow đã đưa các tổ hợp tên lửa S-400 tối tân sang làm nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ đầu não của Không quân và Hải quân Nga.

Tên lửa S-400 tối tân của Nga xuất hiện ở Syria...

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2015, một sự kiện quân sự chấn động thế giới đã xảy ra khi Nga chính thức quyết định can thiệp quân sự vào Syria nhằm hỗ trợ Tổng thống Syria Assad - Đồng minh đặc biệt quan trọng của Moscow ở Trung Đông.

Các lực lượng và vũ khí tối tân của Nga đột ngột xuất hiện ở Syria đã khiến Mỹ-NATO sửng sốt vì quá bất ngờ, nhất là các máy bay chiến đấu hiện đại như từ lòng đất chui lên. Không ai biết bằng cách nào và vào thời gian nào chúng đã di chuyển tới Syria.

Chỉ đến khi Nga cố tình "phơi hàng" hết sức lộ liễu, không cần ngụy trang ở căn cứ sân bay Khmeimim thì phương Tây mới ngã ngửa ra.

Sau đó người ta mới hé lộ rằng các chiến đấu cơ Nga theo từng tốp với nhiều chiếc "chồng cánh" lên nhau (bay biên đội với giãn cách cực gần, chủ yếu là chênh cao) theo đường bay thương mại với độ cao và tốc độ chẳng khác gì các máy bay chở khách.

Cầu hàng không nối giữa Nga và Syria cũng được thiết lập, theo đó những máy bay vận tải quân sự hạng nặng đã đưa những thành phần của các tổ hợp tên lửa S-400 đầu tiên tới Syria.

Tất nhiên, các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1, cận vệ của dòng tên lửa phòng không tầm xa tiên tiến này cũng lũ lượt đổ bộ xuống Khmeimim.

Khi tình hình Syria nóng lên, Nga tiếp tục điều thêm các tổ hợp tên lửa S-400 tới Syria bằng đường biển trên các tàu vận tải quân sự cỡ lớn.

Kinh ngạc với khí tài cổ lỗ sĩ của tên lửa S-400 Nga triển khai ở Syria: Chẳng thể ngờ! - Ảnh 2.

Tên lửa S-400 và các khí tài bổ trợ đã được Nga triển khai ở Syria.

... kinh ngạc với khí tài "cổ lỗ sĩ" phục vụ tên lửa S-400 ở Syria

Việc tên lửa S-400 hiện đại như thế nào thì không cần phải bàn tới, nhưng thật ngạc nhiên là trong thành phần các tổ hợp phòng không hiện đại mà Nga triển khai tới Syria lại có một loại khí tài được cho là "cổ lỗ sĩ". Đó chính là đài radar đo cao PRV-16.

Ra đời từ những năm 1960, các đài radar đo cao PRV-11/13 hay biến thể mới nhất trong họ radar này là PRV-16 đến nay đã lạc hậu, sai số lớn, thường xuyên phát sinh sự cố, không còn đáp ứng được yêu cầu tác chiến phòng không hiện đại.

Ấy vậy mà Nga vẫn dùng, vẫn coi chúng là mắt thần cảnh báo sớm cho các đơn vị hỏa lực phòng không canh trời Syria.

Kinh ngạc với khí tài cổ lỗ sĩ của tên lửa S-400 Nga triển khai ở Syria: Chẳng thể ngờ! - Ảnh 3.

Trong ô khoanh đỏ (từ trái qua phải là các radar Kasta-2, PRV-16 và 96L6)

Qua tất cả các hình ảnh mà Nga không hề giấu diếm về tên lửa S-400 triển khai ở Syria ta có thể thấy đầy đủ các thành phần của tổ hợp này từ xe bệ phóng tự hành, xe tiếp đạn, radar nhìn vòng 96L6, radar chiếu xạ 91N6 và đèo bòng thêm các radar Kasta-2 và PRV-16.

Kinh ngạc với khí tài cổ lỗ sĩ của tên lửa S-400 Nga triển khai ở Syria: Chẳng thể ngờ! - Ảnh 4.

Đài radar cảnh giới nhìn vòng bắt thấp chuyên nhiệm Kasta-2.

Trong đó, đài Kasta-2 chuyên dùng để cảnh giới, phát hiện các mục tiêu cỡ nhỏ, bay bám địa hình được đánh giá là tương đối hiện đại. Trên thực tế để làm nhiệm vụ đặc biệt này Nga còn có các tổ hợp radar Kasta-2E2 đời mới hơn.

Còn đài radar PRV-16 chuyên dùng để cảnh giới đo độ cao của mục tiêu bổ trợ cho đải radar Kasta-2 vốn chỉ theo dõi được phương vị và cự ly của mục tiêu mà thôi.

Cặp bài trùng này kết hợp với nhau có thể cung cấp đủ 3 tham số mục tiêu về cự ly, phương vị và độ cao cho các đơn vị hỏa lực chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu.

Họ radar PRV có khả năng phát hiện, đo độ cao của mục tiêu từ cự ly tới 200km hoặc 400km tùy biến thể, là khí tài quan trọng của mạng lưới radar phòng không Nga từ khi chúng được chế tạo (những năm 1960) cho tới nay.

Rất có thể chúng đã được Nga nâng cấp để kéo dài tuổi thọ và cải thiện các tính năng vốn đã lạc hậu như sai số lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng,... Tuy vậy, giới quan sát quân sự vẫn hết sức bất ngờ với việc khí tài "cỗ lỗ sĩ" này vẫn được Nga tin dùng và triển khai ở Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại