Tại sao không bao giờ có chuyện bạn ăn được thịt bò Kobe ở Việt Nam?

Nhật Bản đang xem xét thông qua điều luật bảo vệ thương hiệu cho những đặc sản truyền thống của quốc gia này, như bò Kobe, trước tình trạng sử dụng tràn lan danh tiếng các sản phẩm.

Tờ Forbes cho biết hiện nay nhiều thị trường trên thế giới đang sử dụng nhãn hiệu bò Kobe để đánh lừa người tiêu dùng trong khi thực tế, loại bò này chỉ được xuất khẩu chưa đến 10% ra ngoài Nhật Bản.

Thật ra, các công ty này đã "đánh lận con đen". Họ nhập về giống bò Wagyu - bò Hòa ngưu hay bò Nhật Bản, chăn nuôi theo phương pháp của người Nhật và tự nhận đó là bò Kobe.

Thực tế là bò Wagyu được nuôi ở nhiều nơi khác nhau trên Nhật Bản, nhưng không bao giờ được gọi là bò Kobe.

Điều này cũng tương tự như tình trạng nước mắm Phú Quốc tại Việt Nam, khi nhiều công ty ở nơi khác, thậm chí nước khác làm nước mắm theo tiêu chuẩn của người dân Phú Quốc và tự nhận đó là nước mắm Phú Quốc.

Thịt bò Kobe với những miếng thịt trải đều mỡ, một đặc điểm nổi bật của loại đặc sản này
Thịt bò Kobe với những miếng thịt trải đều mỡ, một đặc điểm nổi bật của loại đặc sản này

Giống bò Wagyu của Nhật bản bao gồm rất nhiều loại, như Kobe, Mishima, Matsusaka, Omi hay Sanda. Trong đó nổi tiếng nhất là loại bò Kobe của thành phố Kobe, vùng Kinki Nhật Bản.

Tuy vậy, để được công nhận là một miếng thịt bò Kobe, quy trình chăn nuôi, sản xuất giống bò này rất khắt khe và cầu kỳ.

Có khoảng 7 tiêu chuẩn cơ bản nếu một miếng thịt bò được công nhận là thịt bò Kobe tại Nhật Bản.

Một nhà hàng Nhật Bản cần có rất nhiều giấy tờ và chứng minh để có thể bán thịt bò Kobe
Một nhà hàng Nhật Bản cần có rất nhiều giấy tờ và chứng minh để có thể bán thịt bò Kobe

Đầu tiên, những con bò phải được sinh ra tại tỉnh Hyogo, vùng Kinki Nhật Bản và được nuôi dưỡng tại đây.

Tiếp theo, các con bò phải được đem đi thiến để đảm bảo độ tinh khiết của miếng thịt và mỗi con bò không được nặng quá 1.034 pounds (khoảng 500 kg).

Sau đó, quá trình làm thịt phải được diễn ra tại Kobe, Sanda, Kakogawa, Himeji hay Nishinomiya với những kỹ thuật và quy trình truyền thống.

Tiếp đó, tỷ lệ thịt mỡ sau quá trình làm thịt, hay còn gọi là chỉ số BMS phải trên mức 6. Chất lượng thịt sau khi chế biến phải đạt 4-5 sao theo tiêu chuẩn.

Đặc biệt, tổng trọng lượng thịt chế biến từ một con bò không thể vượt quá 470 kg, nếu nhiều hơn số này thì chất lượng thịt không đạt tiêu chuẩn để mang tên thịt bò Kobe.

Thịt bò tại xưởng giết mổ. Dấu A5 cho thấy chất lượng của thịt bò. Dấu sao màu xanh da trời xác nhận đây là bò Kobe
Thịt bò tại xưởng giết mổ. Dấu A5 cho thấy chất lượng của thịt bò. Dấu sao màu xanh da trời xác nhận đây là bò Kobe

Chưa cần bàn tới tính khắt khe của chất lượng thịt, chỉ riêng việc quá trình làm thịt phải diễn ra ở một số địa phương nhất định của Nhật Bản (Kobe, Sanda, Kakogawa, Himeji Nishinomiya) là đủ hiểu không bao giờ có chuyện bò Kobe được đưa về Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới để chăn nuôi và làm thịt; vì như vậy sẽ không được gọi là thịt bò Kobe nữa rồi.

Hiện có khoảng 260 trang tại tại vùng Kinki Nhật Bản là đạt tiêu chuẩn để chăn nuôi bò Kobe và với những quy trình và tiêu chuẩn nghiêm ngặt như vậy, số lượng thịt bò Kobe chính hãng được xuất xưởng không nhiều.

Mỗi ngày chỉ có thịt của vài con bò là đạt tiêu chuẩn và xuất xưởng. Điều này khiến chính người dân Nhật Bản cũng chỉ có thể thưởng thức loại đặc sản này vài tháng một lần.

Tờ Forbes nhận định, những loại thịt bò được quảng cáo là Kobe trên thị trường ngoài Nhật Bản hiện nay đều là giả mạo.

Những loại thịt bò này chỉ nên được gọi là thịt bò Nhật Bản, hay Wagyu hoặc thịt bò Kobe nuôi ở Mỹ.

Tuy nhiên, một cái tên liên quan đến Kobe chắc chắn sẽ ăn khách và đắt giá hơn là bò Nhật Bản.

Sự nổi tiếng và độ thơm ngon của thịt bò Kobe khiến mặt hàng này trở thành món ăn ưa chuộng của nhiều người, đặc biệt là tầng lớp thượng lưu.

Điều này khiến giá bán thịt bò Kobe tăng cao và trở thành mục tiêu cho nhiều nhà hàng nhập nhằng tên gọi thịt bò Kobe để đánh lừa khách hàng và nâng giá.

Một số nơi còn gọi là bò Kobe Mỹ đễ đánh lừa người tiêu dùng.

Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái này, chính quyền Tokyo đã đề nghị nhiều nước, trong đó có Mỹ, xem xét thắt chặt quy định quản lý thương hiệu bò Kobe.

Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng Nhật Bản cần có quy định này trước khi chính quyền Washington có thể ban hành theo đó.

Đây là một trong những lý do chính khiến Nhật Bản xem xét thông qua luật bảo hộ thương hiệu bò Kobe thời gian gần đây.

Theo đó, một loạt các thương hiệu đặc sản chỉ được mang tên khi sản xuất tại địa phương sẽ nghị viện chỉ chính thức xem xét vào tháng 6/2016 tới đây trong đó có bò Kobe.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại