Báo cáo mới của Khoa kinh tế, Đại học Oxford đã phân tích việc các hoạt động phân phối hàng hóa thương mại của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế toàn cầu.
Kinh tế Trung Quốc nở rộ trong 30 năm giúp quốc gia này chiếm 11% GDP toàn cầu và khoảng 10% các giao dịch thương mại thế giới.
Đối với vấn đề nguồn hàng, Bắc Kinh còn chiếm một vai trò quan trọng hơn, chiếm khoảng 11% tổng lượng sử dụng dầu khí toàn thế giới và khoảng từ 40 đến 70% nhu cầu cho các mặt hàng thiết yếu khác.
Trung Quốc có hệ thống tài chính khổng lồ cùng lượng cung tiền giờ đây còn lớn hơn cả Mỹ và chiếm tới 20% của cả thế giới.
Vì vậy, không có gì là khó hiểu khi nền kinh tế của Trung Quốc tụt giảm cũng sẽ kéo theo tương lai tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Đầu tiên là về lĩnh vực thương mại. Lượng hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm khoảng 4% trong ba quý đầu năm nay, sau khi tăng 11% từ năm 2004 đến 2014.
Điều này có nghĩa là Bắc Kinh đã cắt khoảng 0,4% tăng trưởng thế giới trong 9 tháng đầu năm 2015.
Những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất là những đối tác có quan hệ thương mại mật thiết với Trung Quốc và những nền kinh tế mở.
Đối với hầu hết các nền kinh tế phát triển, sự dựa giẫm của họ vào Trung Quốc có thấp hơn và Đức là quốc gia độc lập nhất trong số đó.
Ngoài ra còn có những ảnh hưởng gián tiếp khi GDP của những đối tác thương mại với Trung Quốc cũng phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu.
Ví dụ như, Nhật Bản không chỉ chịu thiệt hại từ nền xuất khẩu yếu sang Trung Quốc mà còn bị hạn chế khi đưa hàng hóa sang Hàn Quốc hay các quốc gia châu Á khác bị ảnh hưởng bởi sự tụt dốc của Bắc Kinh.
Một sự chuyển giao khác là thông qua giá cả hàng hóa, với việc kinh tế Trung Quốc suy thoái dẫn đến giá cả sụt giảm, đặc biệt là khi lượng cung đã tăng lên khá nhiều trong những năm gần đây.
Đây có thể sẽ là một tin xấu cho Australia và Brazil.
Bên cạnh đó còn có một sự ảnh hưởng khác mà nhiều người không tính đến, đó là hậu quả của việc giá dầu thô giảm là do những nước xuất khẩu dầu mỏ cùng những ông chủ giàu có của mình không còn nhiều tiền để đầu tư vào các tài sản tài chính kinh tế tiên tiến khác.
Tuy nhiên, bên trong bức tranh màu xám đó cũng có một ánh sáng sáng lóe lên.
Việc giá cả hàng hóa thấp, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng, có thể giúp thúc đẩy năng lực mua sắm của các quốc gia vốn chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, bao gồm nhiều nền kinh tế hiện đại như châu Âu, Ấn Độ hay các quốc gia công nghiệp ở châu Á gồm Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Tiếp đến là kênh tài chính. Một mối nguy cơ hiện hữu đó là kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy thoái sẽ dẫn đến những “đợt sóng nhỏ” đối với tài chính toàn cầu.
Chủ của các ngân hàng ở Trung Quốc chủ yếu là trong nước, hạn chế việc bùng nổ nợ xấu trở thành vấn đề toàn cầu.
Còn có một ảnh hưởng khác liên quan đến lợi nhuận hợp tác trên khắp thế giới nếu Trung Quốc tăng trưởng chậm.
Cổ phần đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Trung Quốc hiện tại là khoảng 1,5 nghìn tỷ USD, vì vậy nếu quá trình quay vòng vốn chậm sẽ tác động đến lợi nhuận toàn cầu.
Tóm lại, theo Oxford Economics, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong viễn cảnh suy thoái sau thời gian dài phát triển phi mã của kinh tế Trung Quốc.
Các đối tác thương mại gần gũi, các quốc gia xuất khẩu hàng hóa sẽ cảm nhận rõ sự tác động và các nền kinh tế phát triển cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.