Sáng 7/11, tại TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa chính thức công bố 2 Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Móng Cái đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch tầm nhìn tới 2050.
Theo quy hoạch đến năm 2020, khu vực quy hoạch bao gồm diện tích toàn bộ TP. Móng Cái với 17 xã phường và 9 xã thị trấn của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích hơn 121.000ha.
Mục tiêu quy hoạch nhằm phát triển KKT cửa khẩu Móng Cái trở thành một cực tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững của tỉnh Quảng Ninh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, dịch vụ hoàn thiện…
Phấn đấu đến năm 2020, tăng trưởng GDP bình quân đạt 17,7%/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ từ 18-20%/năm; công nghiệp từ 20-22%/năm; nông nghiệp 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người khoảng 10.000 USD.
Theo dự kiến quy hoạch, đến năm 2030, KKT cửa khẩu Móng Cái phát triển thành một trung tâm kinh tế hiện đại, năng động trên vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; là một trong những trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, dịch vụ tài chính trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh và cả nước; là nơi ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất, gắn với phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái; GDP bình quân đầu người khoảng 22.000 USD.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, KKT cửa khẩu Móng Cái có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á.
Đây cũng là nơi hội tụ nhiều tiềm năng về phát triển sản xuất, du lịch, thương mại và dịch vụ vận tải.
Đồng thời, cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam với các tỉnh, thành phố miền duyên hải phía Nam Trung Quốc, cũng như trong tiến trình hợp tác khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc.
Đặc biệt, theo Quy hoạch đến năm 2020, sẽ phát triển đô thị KKT cửa khẩu Móng Cái thành “thành phố thông minh” thân thiện với môi trường, áp dụng các công nghệ hiện đại vào dịch vụ công.
Trung tâm Móng Cái sẽ mở rộng về phía Tây và phía Đông sông Ka Long tạo nên 2 khu đô thị mới gọi là khu “Móng Cái mới” và “Móng Cái cũ”
Dự kiến đến năm Dọc theo đường Quốc lộ 18C và đường trục chính Hoành Mô – Đồng Văn, sẽ hình thành các đô thị hiện đại và các khu chức năng tạo thành vùng xây dựng tập trung khu cửa khẩu có diện tích khoảng 33,3ha.
Trong đó, khu cửa khẩu Hoành Mô 20,3ha; khu cửa khẩu Đồng Văn 13ha.
Hình thành các khu thương mại công nghiệp dọc theo trục đường Hoành Mô – Đồng Văn quy mô khoảng 93ha, được quản lý tập trung theo quy định về khu phi thuế quan bao gồm nhiều chức năng: Thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, các khu chế xuất hàng hóa…
Xây dựng các khu dịch vụ thương mại hỗn hợp chợ đường biên gắn với các khu vực cửa khẩu Hoành Mô, khu trung tâm Hoành Mô và cửa khẩu Đồng Văn.
Bao gồm 3 cụm với tổng diện tích lên đến 44,3ha, gắn với các khu dân cư tại đô thị cửa khẩu và đô thị trung tâm, chức năng chính là các văn phòng giao dịch, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng…
Khu vực các cửa khẩu, sẽ bố trí các công trình như: Quốc môn, trạm kiểm soát liên ngành, các cơ quan quản lý cửa khẩu, bãi đỗ xe, trạm gác…
Khu hành chính, quản lý của Khu kinh tế được xây dựng gần chợ Hoành Mô hiện tại, quy mô khoảng 1,8 ha.
Với quy mô khoảng 93,1 ha, khu thương mại, công nghiệp nằm dọc theo phía Nam trục đường Hoành Mô - Đồng Văn, được quản lý tập trung theo quy định về khu phi thuế quan; có các chức năng: Thương mại, kho tàng, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, các khu chế xuất hàng hóa, các khu vực xúc tiến thương mại và các chức năng thích hợp khác.
Khu hỗn hợp thương mại dịch vụ, chợ đường biên gồm 3 cụm với tổng diện tích 44,3 ha, gắn với các khu dân cư tại đô thị cửa khẩu Hoành Mô, đô thị trung tâm Hoành Mô và đô thị cửa khẩu Đồng Văn.
Chức năng chính là văn phòng giao dịch, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, nhà hàng, đầu mối tiếp nhận, phân phối hàng hóa...
Đáng chú ý nhất, quy hoạch khu trung tâm đô thị cho thấy, sẽ có nhiều đô thị hiện đại được xây dựng và phát triển tại khu vực cửa khẩu quan trọng này.
Các đô thị có cơ sở hạ tầng tương đương đô thị loại V; trong đó, lớn nhất là khu đô thị cửa khẩu Đồng Văn có quy mô khoảng hơn 48ha, dân số khoảng 2.900 người.
Các cụm sản xuất kinh doanh ở khu đô thị cửa khẩu Hoành Mô, quy mô hơn 18ha và khu đô thị cửa khẩu Đồng Văn có quy mô là 8,2ha; bố trí các cơ sở sản xuất, gia công sản phẩm, hàng hóa... phục vụ xuất, nhập khẩu…
Khu ở đô thị trung tâm Hoành Mô, quy mô khoảng hơn 43ha, dân số khoảng 5.100 người; Khu đô thị cửa khẩu Hoành Mô, quy mô hơn 15ha, dân số khoảng 2.200 người;
Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, sát ngay với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn được coi là cửa ngõ giao lưu, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng của vùng Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.
Đây sẽ là khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền núi Bắc Bộ, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực cửa khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Đồng Văn sẽ được xây dựng thành đô thị tổng hợp với không gian kiến trúc hiện đại, có bản sắc và đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại V.
Đồng thời, sẽ phát triển thành khu kinh tế đa ngành, trung tâm kinh tế, văn hóa du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.