Doanh nhân mua thị trấn Mỹ: "Nhiều người đến giờ vẫn nói tôi điên"

"Nhiều người cho đến giờ vẫn nói tôi điên. Tôi nghĩ, đôi khi cũng cần phải điên chỉ để chứng minh một điều: không gì không thể!" - ông Phạm Đình Nguyên tâm sự.

Nhìn lại 1 năm sau khi mua thị trấn Mỹ, doanh nhân Phạm Đình Nguyên tâm sự:"Cho đến giờ tôi vẫn chưa bao giờ hối tiếc về những quyết định này. Ai cũng sống một lần trong đời. Tôi muốn sau này, mình không phải hối tiếc khi nói: “Giá mà…”.

- Nhìn lại vụ mua bán gây xôn xao nước Mỹ cách đây 1 năm, ông có đánh giá như thế nào về vụ mua bán lịch sử của mình?

Ông Phạm Đình Nguyên: Đôi khi ngồi nghĩ lại, tôi thấy chuyện xảy ra quá nhanh, như một giấc mơ. Một người Việt như tôi tự nhiên làm chủ một thị trấn Mỹ, dám “đổi tên” thị trấn này, bắt đầu một hành trình giới thiệu cà phê Việt vào thị trường Mỹ. Toàn những chuyện tày đình.

Nhiều người cho đến giờ vẫn nói tôi điên. Tôi nghĩ, đôi khi cũng cần phải điên chỉ để chứng minh một điều: không gì không thể!

Nói thật, cũng có những lúc cảm thấy chao đảo. Mọi việc không diễn ra như mình mong muốn. Nhưng rồi những cảm giác đó nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho việc thực hiện những kế hoạch đang theo đuổi.

Cho đến giờ tôi vẫn chưa bao giờ hối tiếc về những quyết định này. Ai cũng sống một lần trong đời. Tôi muốn sau này, mình không phải hối tiếc khi nói: “Giá mà…”.

Người mua thị trấn Mỹ kể chuyện PhinDeli Người mua thị trấn Mỹ kể chuyện PhinDeli

Giữa tháng 6.2014, khoảng một năm sau ngày ra mắt PhinDeli, ông Nguyên đã công bố quyết định bán phần không nhỏ công ty cà phê này cho Tập đoàn Kinh Đô (KDC).

- Sau khi mua lại thị trấn Mỹ, ông đã tiết lộ về nhiều kế hoạch phát triển trên thị trấn này. Hiện tại những kế hoạch đó ông đã thực hiện đến đâu và mang lại hiệu quả như thế nào?

Ông Phạm Đình Nguyên: Kế hoạch phát triển thị trấn mang tính phần cứng nói chung là tôi đã làm xong như sửa chữa, làm mới, quảng bá cho thị trấn qua pa-nô…

Phần mà tôi mong muốn thực hiện nhất đó là dùng thị trấn PhinDeli làm nơi giới thiệu tinh hoa Việt qua những sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh – thì những việc này nói thật là chưa đi đến đâu, còn nhiều dang dở.

Ông Phạm Đình Nguyên cho biết: Hiện nay, PhinDeli đang tập trung nhiều ở thị trường trong nước.
Ông Phạm Đình Nguyên cho biết: Hiện nay, PhinDeli đang tập trung nhiều ở thị trường trong nước.

Thực tế nhiều doanh nghiệp Việt rất hào hứng với ý tưởng khởi xướng này. Tuy nhiên, khi đi sâu vào thì nhiều doanh nghiệp nhỏ đã “giãn” ra vì thấy nhiều rào cản vào thị trường Mỹ với những quy định rất khắt khe cũng như cạnh tranh rất gay gắt.

Một số doanh nghiệp lớn thì nhìn chung họ hài lòng với vị thế ở thị trường trong nước. Do đó, họ cũng chẳng muốn vươn xa làm gì cho nhọc công.

Tôi cũng có ý định tổ chức hội thảo theo kiểu “Tinh hoa Việt” tập trung nhiều trí thức trong và ngoài nước tại thị trấn PhinDeli. Tất nhiên, nó cũng chỉ mang tính biểu tượng, vì thực tế, thị trấn chẳng có đủ cơ sở vật chất để hội họp gì cả.

- Sau hơn 1 năm mua lại thị trấn Mỹ và đổi tên thành PhinDeli, hiện tại thị trấn nhỏ này đã có sự thay đổi như thế nào?

Ông Phạm Đình Nguyên: Thị trấn vẫn không thay đổi. Nghĩa là chỉ có một cư dân, vẫn tiếp tục được gọi là “Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ”. Đây cũng là điều hấp dẫn du khách, đặc biệt là từ sau sự kiện “Người Việt mua thị trấn Mỹ” và đổi tên thành thị trấn cà phê Việt PhinDeli.

Người quản lý thị trấn vẫn là ông Don Sammons.

Cà phê Phindeli chưa chắc đã thắng ở Việt Nam "Cà phê Phindeli chưa chắc đã thắng ở Việt Nam"

(Soha.vn) - Phạm Đình Nguyên đã thành công khi đưa cà phê Việt bay vào vũ trụ hay xuất hiện trên kệ hàng của đất Mỹ nhưng khi về nước, Phindeli chưa chắc đã “làm nên chuyện”.

Đầu năm nay, ông chủ cũ đã giới thiệu cuốn sách Buford One, được nhiều người đón nhận – cũng ít nhiều tạo thêm danh tiếng cho thị trấn PhinDeli. Nhà xuất bản ở Việt Nam cũng đã làm việc để dịch cuốn sách này nhưng cho đến nay vẫn chưa thỏa thuận được.

Sự thay đổi là số lượng khách đến ngày càng đông hơn từ sau câu chuyện người Việt mua thị trấn Mỹ, đổi tên thị trấn…

Ngoài ra, chúng tôi đã thay đổi hình ảnh 3 pa-nô dẫn vào thị trấn. Sử dụng ý tưởng thị trấn cà phê: trồng, chế biến và thưởng thức.

- Trong 1 năm qua người ta không còn nhắc nhiều đến việc 1 người Việt mua lại thị trấn của Mỹ, phải chăng thị trấn Mỹ khi về tay người Việt không còn tạo được sức hấp dẫn và sự quan tâm của giới truyền thông và thế giới?

Ông Phạm Đình Nguyên: Đúng là trong một năm, truyền thông không còn đưa tin nhiều về PhinDeli nên sức hút có giảm, tuy nhiên, lượng khách đến vẫn tăng đều. Có điều hiện nay chúng tôi đang tập trung nhiều ở thị trường trong nước.

Cụ thể, chúng tôi giới thiệu cà phê hòa tan mới 2in1 (cà phê đen) và 3in1 (cà phê sữa), sử dụng công nghệ trích ly cà phê phin, cho một hương gần với cà phê phin. Nhiều người bảo vội thì không thể ngon, nhưng với cà phê hòa tan PhinDeli, tôi muốn chứng minh: bạn vẫn có thể thưởng thức cà phê ngon kể cả khi bạn vội.

Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch làm bao bì và đăng ký với Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) để đưa cà phê hòa tan vào thị trường Mỹ. Đây là sản phẩm tiện dụng hơn dành cho những người bận rộn, muốn thưởng thức nhanh cà phê Việt đích thực.

Cũng giống như cà phê rang xay PhinDeli, cà phê hòa tan của chúng tôi cũng sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của FDA.

Xin cám ơn ông!

>>> Xem thêm clip: Hành trình ly cà phê Starbucks

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại