Cắn răng bán lỗ
Với anh Huy (Ba Vì, Hà Nội), năm nay có lẽ là một năm gặp may, anh khoe vừa mua được một cây với giá 950 triệu đồng của một đại gia cây cảnh đất Thanh Hóa mà trước đây 2 năm chính siêu cây này anh bán cho đại gia này với giá 4,5 tỷ đồng.
Anh Huy nhớ lại thời điểm bán ra siêu cây này:
“Do nhu cầu mở rộng kinh doanh, cần rất nhiều tiền xây dựng mở rộng khu vườn, thời điểm bán ra cảm thấy rất tiếc, bởi trước đây cây này đã là một bảo vật đem lại may mắn, nhiều người hỏi mua nhưng mình không bán, mình cho rằng bán đi là bán đi sự may mắn.
Nó đã từng làm lên tên tuổi của mình trong giới chơi cây, chỉ cần khách đến thăm quan và ngăm thôi cũng bán đươc rất nhiều cây khác với giá hời”.
Anh Huy tiết lộ lý do mua lại siêu cây của đại gia xứ Thanh, vì hơn một năm trở lại đây, vị đại gia này lâm vào cảnh nợ nần, cùng vì ham gom cây giá rẻ nên vay nóng nhiều nới.
Tuy cũng mua đi bán lại một thời gian có lãi, nhưng năm nay chủ nợ đòi gắt, nên từ đầu nắm đến nay bán thống, bán tháo nhiều cây có giá trị, đặc biệt, càng gần về cuối năm, giá cây bán ra càng rẻ.
Với siêu cây cảnh mà vị đại gia này mua của anh cách đây 2 năm, ban đầu rao bán với giá 1,5 tỷ đồng, nhưng do bị ép nợ nên đã phải bán lại cho anh với giá 950 triệu đồng.
Dân buôn được món hời
Theo kinh nghiệm của dân chơi cây cảnh, cứ đến cuối năm lượng giao dịch trở nên nhộn nhịp hơn, bởi cũng là thời điểm một số dân chơi cần lượng tiền nhất định để lỏ chi trả cuối năm.
Mỗi khi vào dịp cuối năm cây cảnh trở nên rẻ hơn nhiều so với dịp khác trong năm, bời, thường thì, cuối năm các tay đầu cơ lướt sóng cần rất nhiều tiền để trả những món nợ họ vay từ đầu năm để đầu cơ.
Do không kịp bán ra, lượng tiền vay phải trả cho các chủ nợ, nên bán gấp bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận bán lỗ vài trăm triệu.
Anh Hà (chủ vườn cây cảnh ở Hòa Lạc – Hà Nội) cho biết, cứ vào dịp cuối năm - thời điểm anh đi khắp các tỉnh miền Bắc săn cây cảnh.
Anh quá hiểu trong giới cây cảnh, đây là thời điểm các đại gia cây cảnh phải thanh khoản hàng loạt các mối nợ vay trước đó để gom cây.
Chính vì thế, các đại gia phải bán bằng mọi giá, đó là thời điểm những người trường vốn như anh tha hồ ép giá, thậm chí săn được cả hàng thuộc đẳng cấp siêu cây.
Anh Hà nhớ lại năm ngoái, cũng vào dịp cuối năm, anh mua được một cây với giá chỉ 500 triệu đồng, nếu tính giá bình thường không phải vào cuối năm, cây này chắc chắn có giá lên đến 700 triệu, thời điêm thịnh nhất đạt mức giá 1,9 tỷ đồng.
Theo giới buôn cây, không ít đại gia cảm thấy quá ngán ngẩm với nghề, có ý định thanh lý toàn bộ khu vườn, chấp nhận thua lỗ hàng tỷ đồng để “rửa tay gác kiếm”.
Do đó, cứ đến những dịp cuối năm, các tay săn cây cảnh ở khắp nới tìm về thăm quan, tha hồ làm giá. Biết được tâm lý người bán, các tay săn càng được cớ trả giá bèo, người bán thì muốn bán hết để trả nợ.
Ông Văn, một đại gia cây cảnh có tiếng một thời ở Hưng Yên, sau 20 năm tạo lên cơ ngơi hàng chục tỷ, làm cho nhiều người trong nghề phải ganh tị.
Trước tết dương lịch không lâu, ông quyết định bán toàn bộ khu vườn, biết vậy, nhiều dân chơi ùn ùn kéo đến xem xét sự tình.
Bắt được tâm lý vào dịp cuối năm, thường ép giá nay cũng lâm vào cảnh phải bán phá giá nhiều cây có giá trị cao, để có tiền, phần thì trả nợ, phần để dành một lượng vốn nhất định làm thừa kế cho cậu con trai duy nhất trong nhà lấy vốn đầu tư sang lĩnh vực cây bóng mát, cây công trình.
“Kinh doanh thua lỗ nhiều năm, tâm trạng cảm thấy ngán ngẩm, có lẽ tôi không còn cơ duyên với nghề này nữa”, ông Văn tâm sự.