Đại gia Bùi Đức Giang
Ngôi nhà sàn bằng gỗ lim hơn 200 tỷ là sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại xây dựng số 6 tỉnh Điện Biên, cũng chính là ngôi nhà sàn vừa được công nhận là nhà sàn lớn nhất Việt Nam.
Ngôi nhà rộng gần 500 m2 nằm trong khuôn viên 2.000 m2 của Khu du lịch Sinh thái Him Lam.
Đây là một trong các công trình kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của công ty này.
Nhà sàn có 7 gian với 16 cột cái đường kính 45 cm, hệ thống cột quân và cột hiên rộng 40cm.
Bao quanh nhà sàn là 200 m tường bê tông. Bên trên là hệ thống tường gỗ với con tiện đường kính 19 cm có mái che.
Cùng với nhà sàn là biển hiệu cao 11 m rộng 115 m2 và nhà lưu niệm rộng 120 m2 theo thiết kế nhà Việt cổ nơi thờ đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khối lượng gỗ lim để xây dựng nhà sàn và các công trình trên là 500 m3, trong đó hơn 400 m3 được sử dụng cho nhà sàn.
Công trình được thi công trong hơn 2 năm với trên 10.000 ngày công của đội ngũ thợ lành nghề.
Đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện trong nước, quốc tế và các hoạt động văn hóa văn nghệ cộng đồng.
Toàn bộ phần nội thất bằng gỗ lim.
Anh Dương Xuân Trường (trưởng phòng kinh doanh khu du lịch sinh thái Him Lam) cho biết: "Riêng phần nguyên vật liệu để xây dựng căn nhà sàn này là hơn 200 tỷ đồng, chưa kể trả tiền cho hơn 10.000 nhân công gồm toàn thợ lành nghề".
Việc xây dựng nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, không chỉ để thu hút ngày một đông du khách trong ngoài nước đến với Khu du lịch sinh thái Him Lam mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch Điện Biên đang từng bước phát triển trong xu thế phát triển của cộng đồng ASEAN và thế giới.
Doanh nhân Bùi Đức Giang sinh ra tại Vũ Vân (Vũ Thư, Thái Bình).
Năm 1974, sau khi tốt nghiệp THPT, ông Giang trở thành công nhân xây dựng. Không chịu an phận với công việc làm thuê, cặm cụi làm việc mỗi ngày, ông nung nấu khởi nghiệp từng ngày.
Dồn hết chút vốn liếng có trong tay, cộng với kinh nghiệm tích lũy từ thời gian thực tế làm nghề, ông Giang thành lập đội xây dựng 20 người, vừa làm vừa học hỏi.
Năm 1993, đội xây dựng phát triển thành Xí nghiệp với tổng quân số 50 công nhân, bảo đảm việc làm thường xuyên với mức thu nhập khá ổn định thời điểm lúc bấy giờ.
Thêm một bước tiến dài từ Xí nghiệp chuyển đổi sang mô hình Công ty, giờ đây Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6 do Bùi Đức Giang làm Giám đốc không chỉ là một trong những doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu, uy tín chất lượng về lĩnh vực xây dựng, giao thông của tỉnh Điện Biên mà còn là đầu tàu tiên phong trong đầu tư phát triển mô hình du lịch sinh thái, giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.000 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; trong đó 30% lao động là nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên, 10% lao động là người Thái Bình, số còn lại là lao động các tỉnh lân cận.
Năm 2003, Doanh nhân Bùi Đức Giang đấu thầu thuê 20 ha đất trong 50 năm để đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Him Lam; đến thời điểm này ông đã đầu tư khoảng 300 tỷ đồng xây dựng và sử dụng bước đầu 10 ha, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan và nghỉ dưỡng.
Là doanh nghiệp duy nhất của tỉnh Điện Biên được nhận Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (2009 - 2011), nằm trong tốp 30 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam được tặng Cúp hội nhập kinh tế quốc tế…, đây không chỉ là những phần thưởng xứng đáng cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng số 6, mà là minh chứng thực tế cho sự bứt phá táo bạo nhưng đúng hướng, hiệu quả của Doanh nhân Bùi Đức Giang - người con Thái Bình trên đất Điện Biên.
Đại gia Nguyễn Thị Liễu
Đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu sinh ra ở vùng quê nghèo tại Hà Tĩnh.
Lập nghiệp từ đôi bàn tay trắng,đại gia phố núi xinh đẹp này đang sở hữu khối tài sản cỡ nghìn tỷ, gây sốc với đám cưới hơn 50 tỷ đồng và dinh thự đẹp như mơ Hà Tĩnh và Hà Nội.
Ít ai biết rằng, đại gia Nguyễn Thị Liễu đã từng trải qua nhiều sóng gió, cơ cực.
Sinh ra ở một vùng quê nghèo tại Hà Tĩnh, chia sẻ với báo chí, bà Liễu tiết lộ, gia đình bà rất nghèo.
Thấu hiểu cái nghèo từ bé, nên bà luôn muốn vượt qua cái nghèo. Bố mẹ đều là Việt kiều, bố gốc Lào, còn mẹ gốc Thái. Từ năm 11 tuổi, bà đã bắt đầu tạo dựng công việc kinh doanh của riêng mình.
Bà từng phải bươn chải vừa đi học vừa bán hàng kiếm tiền gửi cho mẹ. Từng tự thân một mình lên Sài Gòn năm 16 tuổi học nghề may và mở cửa hàng cắt may tại quê nhà.
25 tuổi, bà quyết định sang Lào lấy hàng để buôn bán từ mặt hàng nhỏ dần dần buôn với vốn liếng lớn hơn.
Năm 1995, có chút vốn và có tiếng làm quen, bà sang Thái Lan cùng bạn bè kinh doanh bất động sản.
Bà cũng từng kinh doanh quần áo Trung Quốc tại các thị trường ở các nước Áo, Tiệp, Đức. và mua các đồ điện, máy móc đã qua sử dụng bán sang Thái Lan và xuất khẩu gạo từ Thái Lan sang Nigieria.
Căn biệt thự nhiều tầng tại phố Nguyễn Du, Hà Nội, là quà cưới của đại gia Nguyễn Thị Liễu tặng cho vợ chồng con trai vào năm 2012.
Giá đất tại Nguyễn Du khi đó được định giá hơn 600 triệu/m2, và trị giá căn biệt thự có giá vào khoảng 137 tỷ đồng.
Không hài lòng với phong thủy, đại gia Nguyễn Thị Liễu mới đây gây sốc cho dư luận khi quyết định đập bỏ hoàn toàn căn nhà 137 tỷ đồng tại Nguyễn Du, Hà Nội để xây mới.
Bỏ đi căn nhà cũ trị giá trăm tỷ đồng, xây thêm mới cũng tốn thêm vài trăm tỷ nữa, độ chơi ngông của nữ đại gia phố Núi khó có nam đại gia nào ở Việt Nam có thể sánh bằng.
Năm 2013, đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu gây sốc dư luận khi tổ chức một đám cưới với dàn xe hơn 100 chiếc rồng rắn diễu hàng, trong đó có vài chiếc “siêu xe” khủng như: Ferrari, Bentley, Rolls–Royce,...
Nhờ sự nhanh nhạy, lăn lộn trên thương trường, bà Liễu kiếm được khối tài sản khổng lồ.
Nói về việc mọi người tò mò về khối tài sản của mình, bà Liễu chia sẻ: "Bản thân tôi không hề liên quan bất kỳ một cương vị nào trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước hoặc giữ bất kỳ một chức vụ nào, kể cả doanh nghiệp, đến giám đốc tư nhân.
Ngược lại, tôi chỉ là một phụ nữ rất đỗi bình thường".
Tuy trong kinh doanh nữ đại gia này gặp nhiều may mắn, nhưng trong hạnh phúc gia đình thì lại không được như vậy.
Bà lấy chồng từ rất sớm, nhưng vì không hợp nhau nên hai người li hôn, một mình chị bươn chải trên thương trường, vất vả ngược xuôi để mong cho 2 con mình được ăn học thành người, đỡ tủi thân với bạn bè.
Đại gia Nguyễn Thị Nga
Xuất thân từ huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, từng vào quân ngũ, bà Nguyễn Thị Nga vẫn quyết tâm “thân gái dặm trường” lên đất Lào Cai lập nghiệp, thành lập Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan do mình làm giám đốc.
Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan được thành lập năm 2005 với tổng số vốn điều lệ lên đến 300 tỷ đồng.
Doanh nghiệp của nữ doanh nhân gốc Kim Thành này hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh xuất, nhập khẩu khoáng sản; sản xuất, mua bán, xuất nhập khẩu hàng dệt may; kinh doanh xuất, nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản và giống cây trồng, chế biến nông lâm sản xuất khẩu - kinh doanh nhà nghỉ, nhà hàng, du lịch lữ hành nội địa...
Công ty của Nga đang dẫn đầu ở tỉnh Lào Cai về cung ứng và xuất khẩu chuối, với vùng trồng chuối hơn 700 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 150 - 200 nghìn tấn, thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc, tổng thu khoảng 200 tỷ đồng/năm.
Ngoài kinh doanh trồng chuối, doanh nhân Nga cũng dấn thân sang lĩnh vực bất động sản khi đầu tư xây dựng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, đạt cấp 3- 5 sao, theo qui trình liên thông, tại các địa điểm ga Lào Cai, thị trấn Sa Pa và cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Đại gia Vũ Hữu Lợi
33 tuổi, chưa vợ, giàu "nứt đố đổ vách" là những gì mà người dân Tuyên Quang tự hào khi nhắc về đại gia Vũ Hữu Lợi.
Đại gia Vũ Hữu Lợi có mọi thứ từ sự cố gắng vượt bậc và quyết tâm làm giàu của mình.
Hiện anh được biết đến là vị triệu phú thứ 97 của 1 tập đoàn nổi tiếng thế giới có trụ sở đặt tại Việt Nam.
Với vị trí đó, không khó hiểu khi Vũ Hữu Lợi có thể mua bất cứ thứ gì anh muốn, dù đó là thứ xa xỉ nhất.
Nổi bật trong khối tài sản khổng lồ của đại gia Tuyên Quang này là 4 ngôi già trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Ngôi nhà đầu tiên ở Hà Nội anh Lợi mua vào năm 2005. Lúc đó, việc sở hữu nhà Hà Nội không phải đơn giản, đặc biệt là với một cậu sinh viên mới ra trường hơn 3 năm.
Căn nhà 3 tầng của anh hồi đó giá quy đổi ra bây giờ cũng khoảng 100 cây vàng.
Cùng với sự thành công trong kinh doanh, anh Lợi đã sắm tiếp cho mình ngôi nhà thứ 2 ở Hà Nội, cũng vào năm 2009 và ngôi nhà này là 1 biệt thự với giá ước chừng khoảng 10 tỷ đồng.
Khi đi công tác trong Sài Gòn dài hạn, anh không ngần ngại chi ra một số tiền lớn mua một căn nhà 3 tầng khang trang để phục vụ cho sinh hoạt của mình.
Cho đến nay, anh đã có tổng cộng 4 căn nhà ở cả Tuyên Quang, Hà Nội và Sài Gòn, với trị giá gần 100 tỷ đồng.
Đại gia Vũ Hữu Lợi cũng sở hữu dàn siêu xe hàng trăm tỷ khủng nhất Việt Nam, bộ sưu tập quy tụ những tên tuổi siêu xe lừng danh thế giới như: Lamborghini, Maybach, Rolls - royce, bentley và mercedes, BMW, Audi...
Hầu như là các phiên bản đặt hàng độc nhất vô nhị.
Vị đại gia này còn rất “chịu chi” cho những phụ kiện đắt tiền, ví dụ như chiếc kính đắt đỏ được làm từ vật liệu quý nguyên khối như vàng 18K, palladium bạc hoặc bạch kim.
Hãng kính này cũng cung cấp chất liệu chế tác theo ý muốn của từng cá nhân, như bằng vàng trắng, vàng hồng hay vàng thường, thậm chí bằng bạch kim.
Ngay cả hộp đựng kính cũng có thể đặt riêng với bất cứ màu nào. Hộp kính sử dụng các loại da dùng trong nội thất xe Bentley.
Bộ đài có giá 21 tỷ đồng độc nhất Việt Nam của đại gia Vũ Hữu Lợi là một trong những bộ loa đài đắt nhất thế giới, bao gồm các bộ loa có giá vài tỷ như Arrakis 2, đầu đĩa than VPI, ampli Siegfried Series II...
Anh Lợi mua nó ngay sau tết khi một trong những bộ loa đắt nhất thế giới này được trưng bày ở Hà Nội và gây shock với giới dư luận công nghệ. Giá dàn loa đắt ngang một chiếc Rolls - royce Phantom.
Đây là bộ đài và loa tích hợp có giá đắt nhất và duy nhất 1 bộ tại Việt Nam được đại gia Vũ Hữu Lợi mua để đặt vào ngôi biệt thự sang trọng của mình.